I. Bonsai là gì?
Bonsai là một cây nhỏ, trồng trong chậu nhỏ nhưng toàn bộ diễn tả được vẻ đẹp và thu gọn thể tích của một cây mọc trong thiên nhiên. Nghĩa của chữ Bonsai là “cây trồng trong chậu”.
Sự khác biệt giữa cây bonsai và cây cảnh thường là : cây cảnh thông thường trồng để thưởng thức hoa hay lá đẹp, còn đối với cây bonsai thì trồng để thưởng thức vẻ đẹp của cây trong mối tương quan hài hòa của nó với chậu.
Cây bonsai có thể chỉ cao có hai tấc (20cm), nhưng vẫn còn mang sắc thái của một cây to mọc trên núi cao hoặc một dáng tương đương với một cây Thông đứng trơ trọi một mình trước gió hay đeo trên vách đá ở bờ biển hoang vu. Có nhiều thế bonsai nhưng cũng như các cây sống ngoài thiên nhiên, không khi nào có hai cây hoàn toàn giống nhau. Các cây bonsai với thân to thẳng đứng, thân nghiêng, hai thân hoặc ba thân,…. tất cả đều có trong thiên nhiên. Nói cách khác, bonsai là một mưu toan hoàn thiện những dạng thiên nhiên của cây và thu nhỏ chúng lại.
Hai xu hướng trong bonsai là : tạo ra ấn tượng, cảm giác đứng trước một khu rừng bằng cách trồng gom một số cây trên một chiếc khay và xu hướng trồng cây trên một khối đá có hình thù lạ mắt để tạo ra ấn tượng một cảnh quan thu gọn của một vùng núi non ( không phải là non bộ).
Bonsai tượng trưng cho sự hài hòa giữa Người và thiên nhiên. Lúc xưa Bonsai mang tính chất gần như là tôn giáo : dùng làm của dâng cúng, hoặc ít ra cũng có mang tính triết lý : cây Bonsai là biểu tượng cho sự trường tồn, con đường tinh thần dẫn tới sự hoàn thiện. Ngày nay nếu Bonsai đã mất tính cách tôn giáo, thì khía cạnh triết lý của no vẫn còn mặc dù có hơi thay đổi do sự tiến hóa của nền văn minh.
II-Nghệ thuật Bonsai
Nếu so với các bộ môn nghệ thuật kinh điển như : Hội họa, Kiến trúc, Điêu khắc, Thi ca,… thì Bonsai còn xa mới có thể so sánh được. Trong khi đó các sách giới thiệu về văn hóa và nghệ thuật của Nhật bản đã xếp : Cắm hoa , Vườn cảnh, Trà đạo là nghệ thuật, còn Bonsai thì được xếp vào thú tiêu khiển (UNESCO 1958 – Japan : its land, people and culture, trang 1023 – 1024). Còn đa số các sách và tài liệu về Bonsai thì vẫn gọi Bonsai là một nghệ thuật. Chúng ta có thói quen như vậy.
Bonsai chủ yếu là nghệ thuật chọn một cây có tiềm năng trở thành một cây cảnh thu gọn, đẹp rồi trồng nó trong sự chăm sóc thường xuyên, đầy đủ và trìu mến, sao cho nó thích hợp một cách hài hòa với chậu để diễn tả một vẻ đẹp của thiên nhiên. Vì thế cần phải có ánh sáng, nước, phân bón và đất thích hợp để cho nó sống một cách mạnh khỏe. Đồng thời, sự cắt tỉa, thay đất, thay chậu, quấn dây và những kỹ thuật lão hóa,… đều cần thiết tạo cho cây một dáng mà ta mong muốn.
Cái đẹp ở cây Bonsai là đơn giản cho vừa đủ, hóa cách để lấy những nét chính của thể cây mà điều quan trọng là gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định điều đó. Người Nhật thường so sánh Bonsai với thể thi ca cổ điển của họ là “Hai-Kai” vỏn vẹn có 17 âm tiết để diễn tả một cách cô đọng, súc tích và tầng ẩn một tình cảm hay một trạng thái tinh thần dồi dào và mãnh liệt.
Tuy nhiên, sự thu hỏ cây không phải là mục đích của việc trồng Bonsai mà là kết quả đã được củng cố của nhiều cố gắng để trồng một cây khỏe mạnh , uốn nắn đúng cách và đúng thời kỳ. Cây phải nhỏ nhưng cũng phải được nuôi dưỡng đầy đủ, do đó không phả là ta “hành hạ” hay “ bỏ đói” để làm cho no lún. Nếu các tác phẩm Bonsai nổi tiếng hiện nay mà không mạnh khỏe thì làm sao chúng sống được đến mấy trăm năm?
Cây Bonsai có thể trồng từ hột hay thu hái từ thiên nhiên hoặc bằng các kỹ thuật giâm cành, chiết cành, ghép… nhưng kết quả là cây nhỏ, có vẻ cổ thụ, mang các đặc tính của một cây mọc ngoài thiên nhiên mặc dầu sống trên một môi trường nhân tạo.
Làm thế nào cho cây trở thành “tí hon” được? Một kỹ thuật duy nhất không đủ làm cho cây nhỏ lại. Sự kiện một cây được trồng trong chậu và công việc cắt tỉa, thay đất, thay chậu, uốn nắng và các cách chăm sóc khác, tất cả góp phần tạo ra một kết quả cuối cùng là làm cho cây tăng trưởng một cách hạn chế nhưng khỏe mạnh. Ta cũng có thể gặp nhiều cây lùn trong thiên nhiên. Nhưng khi trồng kiểng Bonsai thì môi trường cung cấp cho cây là “có ý đồ”, dựa trên cơ sở các kiến thức cơ bản về thực vật học.
Các yếu tố chính góp phần làm hạn chế sự tăng trưởng của cây Bonsai là: đất và rễ cây, cắt tỉa, ánh nắng, tưới nước và gió.
III-Triết lý của Bonsai
Những ý kiến sau đây không nhằm giải thích ý nghĩa triết lý sâu sắc của nghệ thuật Bonsai, vốn là một lãnh vực và một tình huống mà thậm chí các bậc thầy có xu hướng trình bày bằng nhiều cách khác nhau.
Điều quan trọng ở đây là gợi lên một ý niệm tổng quát để tìm hiểu và nhận định về sự hữu ích của nghệ thuật Bonsai. Đi sâu vào một cuộc tranh luận triết học và tôn giáo phức tạp là một việc làm phiên lưu cũng giống như lấy thước dây mà đo chiều rộng của vũ trụ.
Dầu vậy, nếu ta muốn tìm hiểu Bonsai tới một chiều sâu nào đó, thì cũng cần tìm cách nắm bắt được một số sự kiện vượt xa hơn “cây kiểng và cái chậu”:
1-Nguồn gốc Bonsai là từ Trung Quốc nhưng phát triển chủ yếu là ở Nhật, nơi mà một số giá trị thẩm mỹ, triết lý và tôn giáo đã có từ lâu, thể hiện qua sở thích tinh luyện thành nét đơn sơ và tinh túy nhất;
2-Shinto là một tôn giáo, một triết lý và là một tín ngưỡng của dân tộc Nhật, mà nét tinh hoa sâu sắc nhất là sự hòa hợp với thiên nhiên;
3-Triết lý Thiền với các khái niệm cơ bản Wabi, Sabi kết hợp với Kami làm thành bộ ba gây cảm hứng cho nghệ thuật Bonsai.
Kami- đồng nghĩa với “thần linh”- có thể định nghĩa như là tinh thần hoặc động lực bên trong của sự việc, cácc phẩm vật do con người tạo ra, các biến cố tự nhiên và dĩ nhiên là cây cỏ nữa, bởi lẽ các thứ này đều có thể là nguồn của hầu hết mọi cảm hứng tôn giáo.
Wabi là ý thức ề sự hài hòa nội tâm, hạnh phúc và thỏa mãn mà chúng ta có thể trải qua bằng cách suy nghiệm về sự bao la của thiên nhiên. Wabi hàm chứa khái niệm về sự nhẫn nhục, từ tốn khi phải đối đầu với thiên nhiên, khái niệm chấp nhận các biến cố tự nhiên. Một quan niệm như thế không đặt con người vào trung tâm của vũ trụ, mà xem con người như là một phần ở trong thế quân bình với vũ trụ.
Sabi là thú vui sở hữu, chăm sóc và yêu thích các sự vật đã được con người biến đổi, yêu thích thiên nhiên và sự trôi qua của thời gian. Sabi cũng tượng trưng cho sự giản dị, khắc khổ và tôn nghiêm.
KYUZO MURATA, một bậc thầy có uy tín hàng đầu ở Omiya (làng Bonsai ở Nhật), người đã nhiều năm giữ nhiệm vụ bảo trì bộ sưu tập Bonsai của Hoàng đế Nhật bản, đã giải thích rõ ràng về các khái niệm Wabi và Sabi trong thế giới Bonsai như sau:
“Tôi nghĩ là các cảm xúc này có giá trị phổ quát mà mỗi người chơi cây kiểng Bonsai đều ít nhiều có lưu ý đến. Hơn nữa, tôi vẫn nghĩ là nếu đã có một phương pháp gây hứng thú và chăm sóc cây được thừa nhận trongmột thế giới mà sự tiêu thụ được xem như là một cung cách sống; thì đó là một điều hay. Phải chăng đó là một hình thức phản đối lại mối tương quan ngày càng xa vời giữa chúng ta và thiên nhiên?
Trong một thế giới sống vội vã, việc trồng cây Bonsai có thể dạy cho chúng ta rằng sự mất kiên nhẫn thường dẫn đến thất bại, và các hiện tượng thiên nhiên như hạn hán, mưa, tuyết, giá băng vẫn còn là một phần và là một mảnh đời của chúng ta, có thể ngăn cản chúng ta thực hiện những ý đồ và những kế hoạch của mình. Chăm sóc một cây, hiểu được các cơ chế và các nhu cầu của no cũng có thể khiến ta ý thức được là sự sống còn của chúng ta tùy thuộc vào cây cỏ. Sự tạo ra một cây Bonsai là một cách nhắc nhở thường xuyên và tuyệt diệu cho chúng ta rằng: thiên nhiên không phải là đầy tớ của con người.
Không thể xem Bonsai như là một cảnh trí được phác họa lại, hay hình chụp một cảnh tượng được trình bày theo ba chiều. Đồng ý là ta dùng thiên nhiên làm đối tượng, nhưng mục đích phải là một phác họa đã được “tinh chế” nhưng mục đích phải là một phác họa đã được “tinh chế” và “cắt tỉa” trong trí trước khi ta bắt đầu sáng tạo. Chỉ khi ấy ta mới có thể xem no là một nghệ thuật được. Bonsai có thể được định nghĩa như là một sự hòa hợp giữa thiên nhiên và nghệ thuật.
Mục đích của Bonsai là nháy lại thiên thiên. Thiên nhiên biểu lộ sự vĩnh cửu trong một xu thế vận động rất chậm, và Bonsai chứng minh cho quan niệm này về qui trình vận động của thiên nhiên. Bonsai như thế thì không thể nào không bước vào thế giới Wabi và Sabi đã nói ở trên.
Wabi là một trạng thái tinh thần hoặc một chỗ, hoặc một khung cảnh trong một nghi thức nào đó. Đó là một cảm tưởng thật đơn sơ, trầm lặng nhưng trang nghiêm. Sabi là sự đơn sơ và trầm lặng cảm nhận từ một sự vật gì đó đã già, đã quen thuộc và đã được sử dụng nhiều lần. Bạn hãy thử tưởng tượng mình đang ngắm cảnh vườn đá Ryoanji ở Kyoto vào buổi hoàng hôn, một ngày cuối thu, dưới cơn mưa phùn... sau đó bạn nhắm mắt lại và suy nghiệm. Có thể bạn không nghĩ đến điều gì cả, nhưng đầu óc và tâm hồn bạn tràn ngập một niềm vui sướng và hài lòng nào đó. Cảm giác đó chính là Wabi.
Tôi tin chắc là mục đích tối hậu của việc tạo ra Bonsai là tạo ra cảm giác Wabi hoặc Sabi này trong Bonsai. Tôi không có đủ kiến thức để giải thích cái tinh túy của Wabi hay Sabi nhưng tôi nghĩ là tinh túy của triết lý là tìm sự thật, đức hạnh và thẩm mỹ; mà những điều này đúng là tinh túy của Bonsai.
Cảm giác Wabi hay Sabi là cái gì gần như là khắc hỷ hay kiên nhẫn, có thể dẫn ta đến Thiền của Phật giáo. Các điều này không phải dễ cảm nhận: đó là một cái gì đó có kỷ luật, thầm lặng nhưng nghiêm khắc. Đó là cảm giác thông thường ở những người rất thành tín và những người tạo Bonsai. Theo tôi, cảm giác ấy là tình yêu, yêu cây cỏ, yêu con người.
Bonsai không phải chỉ là kỹ thuật đơn thuần. Nó là một nghệ thuật kỳ lạ qua đó ta có thể tạo ra một cảm giác thực tiễn về thiên nhiên bằng cách sử dụng và thao tác với các cây, đá, khay hoặc chậu.... trong một thời gian dài. Mỗi cây Bonsai là một tác phẩm độc đáo; không có hai tá phẩm Bonsai nào giống nhau. Bạn cũng không bao giờ hoàn tất hoặc chấm dứt công việc tạo ra một tác phẩm Bonsai mà vẫn tiếp tục mãi mãi.
Trong nghệ thuật Bonsai, không có trường phái đặc biệt nào dạy kỹ thuật như trong nghệ thuật cắm hoa. Đó là vì chúng ta phải bảo tồn đời sống của cây một cách thường trực. Hạn chế kyx thuật Bonsai ở một thể cách nào đó thì kể như là không biết đến inh lý của cây. Nếu bạn tìm cách gò bó cây theo một thể cách nào đó do bạn nghĩ ra cho một cây mà không kể đến bản chất của nó thì có thể bạn sẽ làm cho cây chết. Sinh lý của cây có giới hạn; bạn cần biết sự hạn chế đó khi tạo Bonsai.
Không kể những cây ở ngoài đồng hoặc trong rừng, những cây Bonsai ở trong khay hoặc trong chậu cũng là những cây sống lâu năm nhờ sự chăm sóc và nâng niu của bạn; chúng chia sẻ những nỗi vui buồn của bạn. Một cây anh đào trong thiên nhiên sống được 120 tuổi nhưng những cây anh đào làm Bonsai già hơn nữa không phải là hiếm. Một cây Bonsai đã có một đời sống lâu hơn đời sống của bạn hẳn là phải làm cho bạn kính nể.
Ai đã dấn thân vào nghệ thuật Bonsai đều đã có nắm vững được các kỹ thuật tạo một cây Bonsai ở thế đứng, thé nghiên hoặc thác đổ.. nhưng khi nói đến Nebarri- kỹ thuật sắp xếp hệ rễ và nhánh – thì bạn mới vỡ lẽ rằng không phải luôn luôn giống như đã được chỉ dạy. Tôi đã ở trong ngành Bonsai 60 năm qua, mà tôi vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề hầu như là mỗi ngày, về sự bón phân, đất để trồng, tưới nước, đá, quấn dây đồng... Không thể nào lấy một quyết định nhanh chóng được; có khi phải mất nhiều năm mới đi đến một giải pháp. Vì thế, gần đây tôi mới đi đến kết luận là kỹ thuật thách thức nhất trong nghệ thuật Bonsai là biến một cây có vẻ không tự nhiên nhất thành một cây có vẻ tự nhiên nhất.
Chúng ta thử lấy ví dụ sau đây: trong một tuồng hát Nhật Bản, một nam diễn viên đóng vai một phụ nữ. Ta gọi hắn là Oyama. Khán giả biết vai ấy là một nam diễn viên nhưng anh ta đã diễn xuất giống như một phụ nữ. Đó là một nghệ thuật. Điều này có thể cũng đúng với nghệ thuật Bonsai.
Ở Trung quốc và Nhật bản có nghệ thuật viết chữ đựp. Có 3 cách căn bản để viết chữ Kanji, cũng giống như ở Phương Tây có hai cách căn bản để viết mẫu tự: viết chữ hoa và viết chữ thường. Tôi nghĩ là ta có thể áp dụng các biến ấy cho Bonsai. Khi bạn thửu phác họa lại một cảnh trí thiên nhiên, bạn có teher sử dụng chữ hoa hoặc chữ thường tùy ý bạn, bởi vì mục đích căn bản chỉ là một, nhưng phương pháp tiếp cận mục đích ấy thì khác nhau tùy người.
Nếu có cơ hội ngắm nhìn vườn đá Ryoanji, bạn chỉ cần đứng nhìn và chiêm ngưỡng,; nếu bạn cảm thấy mệt, hãy nhắm mắt lại. Tôi tin chắc là kinh nghiệm ấy sẽ giúp bạn hiểu Bonsai nhiều hơn nữa”.
IV-Lịch sử của Bonsai
Từ gần một ngàn năm nay, Nhật Bản được xem là xứ sở của Bonsai. Trong thời gian đó, người Nhật đã đưa nghệ thuật cây thu gọn lên đến mức hoàn thiện. Họ đã tạo ra những kiểu (dáng hay “thế”) cơ bản của nghệ thuật Bonsai, xây dựng những quy tắc và đặt ra những thuật ngữ chính xác.
Tuy nhiên,nguồn gốc của nghệ thuật này không phải là ở Nhật bản. Tranh và điêu khắc cổ cho thấy kiểng thu gọn đã có ở Trung Quốc từ thời nhà Tần, thế kỷ thứ ba sau Công nguyên. Các tranh cổ của Trung quốc đời nhà Tống (960- 1280 sau CN) vẽ những cây thu gọn trong chậu để trang trí nội thất. Đó là những cây thu gọn trong chậu dùng để trang trí nội thất. Đó là những cây thu gọn thực sự trong thiên nhiên đã bị goisios, tuyết uốn nắn và đã được thu hái về trồng trong chậu, không sửa đổi bao nhiêu.
Chính nhờ những trao đổi thương mại mà Nhật bản đã khám phá ra nghệ thuật này. Sưu tập các cây kiểng thu gọn trở thành thú tiêu khiển của những quyền quý, giàu sang. Ghi nhận đầu tiên đích thực về cây kiểng Bonsai là vào thời kỳ Kamakura (1192-1333) trong đền Kasuga: hình kiểng Bonsai xuất hiện trong bức tranh Kasugagongen-gengi do Takakane Takashina vẽ năm 1309. Bức tranh cho thấy nhiều cây có dáng dấp tự nhiên trồng trong chậu và được trưng bày trên một kệ. Điều này cho thấy là Bonsai đã được trồng để thưởng thức ở thời kỳ này. Mặc dầu vẽ vào thời kỳ Kamakurra nhưng chủ yếu là minh họa đời sống trong thời kỳ Heian (794-1191), như thế có nghĩa là kiểng Bonsai có lẽ đã có trước đó khá lâu.
Nhiều tác phẩm văn chương viết trong thời kỳ Kamakura có ghi là các cây được thu hái từ thiên nhiên đem về làm kiểng Bonsai. Một vở tuồng Nô nổi tiếng tựa là Hachi-no-ki (cây trong chậu) đã đề cao loại kiểng này.
Trong thời kỳ này, phái Thiền Trung Quốc có một ảnh hưởng sâu rộng trên nghệ thuật và đời sống hàng ngày ở Nhật. Các vườn cảnh của Nhật (vốn đã được ghi nhận lần đầu tien vào thời kỳ Asuka (552-645) lúc ấy đã trở thành một phần thân thiết trong đời sống của giới quý tộc. Các đề tài tôn giáo đã gợi cảm hứng cho việc tạo vườn cảnh, và kiểng Bonsai thường được trưng bày ngoài trời và được thưởng thức như là những biểu tượng tôn giáo của thiên nhiên hơn là những loại hình nghệ thuật sống động. Đó là thời kỳ mà Bonsai có tính cách Tôn giáo và kiêu hùng.
Đến thời kỳ Muromachi (1334-1573) Thiền của Nhật tách xa dần ảnh hưởng của Trung quốc. Sắc thái hoàn toàn Nhật về mặt nghệ thuật bắt đầu hiện ra. Tư tưởng Thiền thể hiện trong kiến trúc, tạo cảnh, cắm hoa và các nghệ thuật khác. Trong thời kỳ này kiểng Bonsai nhỏ hơn và bớt hình thức hơn, thích hợp hơn với vai trò mới của nó là trưng bày trong nhà. Ở thời điểm này, tạo dáng Bonsai chưa phải là một nghệ thuật tiến bộ; xét qua các tranh vẽ thì thấy mục đích là tọa dáng và tỷ lệ hài hòa dễ nhìn mà thôi. Kiểu thông dụng lúc bấy giờ là: Tako làm bằng Thông trắng (hay Bạch Tùng:Pinus parviflora): thân cây bị vặn vẹo nhiều vòng, tạo ra nhiều tàng ở cách khoảng đều nhau và dáng chung là một hình kim thự tháp (khối tứ diện). Sau đó có những kiểng Bonsai nhỏ hơn, cũng cùng kiểu này được gọi là Horai, lấy ý từ tên núi Horai, một trong ba hòn đảo linh thiêng của Phật giáo.
Trong thời kỳ Tokugawa (1603-1867) còn gọi là thời kỳ Edo , vườn cảnh Nhật bản trở nên thịnh hành. Các kỹ thuật làm vườn và trồng kiểng, gồm cả kiểng Bonsai tiến bộ rõ rệt và đã được ghi lại trong các sách có minh họa. Chính trong thời kỳ tương đối hoà bình này mà sự nghiên cứu các cây bị gió đù và các rừng cây đẹp, kết hợp với triết lý của Phật là hòa bản ngã vào trong thiên nhiên, đã dẫn đến sự phát triển những kỹ xảo trong nghệ thuật Bonsai. Những người chuiyeen nghiệp sưu tập kiểng Bonsai xuất hiện, đi tìm những cây lùn tự nhiên, đẹp mắt ở trên các vùng núi non, các vách đá và các hải đảo hiểm trở. Kiểng Bonsai trở thành những biểu tượng cụ thể của tư tưởng Nhật, thường được sử dụng làm để tài trong hội họa, điêu khắc gỗ, trong thơ văn Haoka và waka, trong trà đạo và nghệ thuật cắm hoa. Sự trầm lặng sâu sắc và tế nhị, hình dáng và đường nét đẹp kín đáo, sự thay đổi 4 mùa.... đã được tiểu biểu trong những cây kiểng lúc này. Tuy nhiên, khi các kỹ thuật được tinh luyện hơn, thì Bonsai càng ngày càng được biết nhiều hơn, kết quả là người ta đòi hỏi những hình dáng cầu kỳ hơn và đẹp hơn. Thời kỳ Tokugawa được xem như thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Nhật bản. Tâm trạng kiêu hùng của thời kỳ quân phiệt phong kiến cũ đã chuyển thành một trào lưu nghệ thuật đặt nền tảng trên sự tế nhị, tinh vi, mềm mại và huy hoàng. Trào lưu này đã khiến cho nghệ thuật Bonsai bị ảnh hưởng lệch lạc: những cây bị méo mó, khuyết tật lại bị xem lầm là những kiểng Bonsai tốt và việc sưu tập những cây này đã trở thành một đam mê trong một giai đoạn ngắn. May thay, xu hướng này đã được sửa chữa sớm và phục hồi: kiểng Bonsai biểu lộ sự mạnh khỏe và nét đẹp tự nhiên.
Trích từ sách "Kỹ thuật Bonsai" - Lê Công Kiệt / Nguyễn Thiện Tịch