Chim ăn hạt của những cây này, sau đó hạt sẽ được “xuất” ra ngoài và rơi trên những cành cây khác. Trong nhiều năm qua, chúng tôi đã quan sát một vài loại thực vật biểu sinh phát triển trên những thân cây to và viết bài viết này để giới thiệu với quý bạn đọc những thử nghiệm đầu tiên để uốn những cây mọc không bình thường này thành một cây bonsai có dáng rễ dài buông thõng tuyệt đẹp
Vào tháng 9 năm 2001, Michael Imaino đã đưa ra trình làng bộ sưu tập cây sanh biểu sinh phát triển trên thân của một trong những cây Paperbark của anh trong lúc chúng tôi đang bồi bổ và chuyển chậu cho cây. Anh ấy đã dùng cưa xích để cắt bỏ hầu hết phần ngọn đã mọc trong nhiều năm qua. Đế cây rộng khoảng 12,7cm và khá dễ cắt vì nó chỉ cách mặt đất có 1.5m.
Cây sanh dáng dù biểu sinh này mọc gần cây Paperbark nhưng ở phía trên cao. Kiểu mọc như thế có thể sẽ tạo cơ hội cho ra đời một loạt các cành có dáng điệu của “con rắn đang uốn lượn”. Kiểu dáng này rất dễ tạo đối với những cây thích ứng nhanh và dễ uốn. Nhưng ngược lại, nếu uốn quá tay thì sẽ gây nên tình trạng rễ cây bị quá dày thịt và bị gãy. Vì vậy, theo lý thuyết thì để tạo kiểu có thể phải cần đến rất nhiều đường uốn lượn và cả vết ghép trên thân cây, và quá trình này sẽ là một thử thách thực sự nếu bạn tiến hành tạo dáng cho cây trong một ngày mưa ẩm ướt, vì bạn biết rồi đấy, một khi đã bắt đầu rồi thì chúng ta không thể nào quay lại như cũ được.
Hình 1: Cây Shefflera dáng dù này lúc đầu có chiều cao khoảng 6m, cao hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Cành của nó đã mọc dài ra khoảng 3.5m, đường kính của cành gần 4cm. Có 2 cây bắt đầu nảy mầm giữa thân cây chính và một chiếc cành to.
Tôi đã từng là một thợ sơn chuyên làm việc với độ cao cho nên chiều cao của cây này chẳng hề gì đối với tôi. Tôi móc vào cái thang khi dùng cái vồ và một cái đục để cắt cây non ra khỏi thân cây chính. Hai cây non này dính chặt vào nhau và chỉ chừa chỗ rất hẹp để tiếp cận chúng.
Hình 2: Cũng may là tôi đã móc vào cái thang an toàn trước khi 2 cây non này đột ngột rời ra. Khi lấy cây ra khỏi thân cây mẹ, tôi phải cắt đi một nửa phần rễ mọc theo hướng xuống dưới gốc cây. Phần rễ này bị che khuất trong lớp vỏ mỏng như giấy của cây mẹ. Tôi sợ mình cắt quá tay và cây sẽ không sống nổi. Khi cắt hết phần rễ cần thiết, tôi nới thang thêm một chút để kéo bật cây ra.
Hình 3: Ở Nhật Bản Masahiko Kimura thường lấy những cây Tùng cối Shimpaku Trung Quốc có ít rễ, nhưng rễ rất dài. Ông cuộn những sợi rễ này lại rồi chôn xuống đất và thúc cho chúng phát triển bên cạnh gốc cây. Khi những sợi rễ này phát triển và đã ổn định, ông ấy cắt đi phần rễ cũ và chừa lại những sợi rễ mới mọc để tạo ra những kiểu dáng tuyệt vời.
Chúng tôi không muốn thay những sợi rễ dài cũ bằng những sợi rễ mới mọc mà nên dùng chúng vào việc thiết kế kiểu dáng đặc biệt cho cây bonsai
Hình 4: Chúng tôi dùng một cái khung đỡ hình chữ A giống như cái giá vẽ của các họa sĩ, khung này được bắt vít sao cho gắn chặt với một cái máng phẳng dành cho cây ươm để bên dưới. Chúng tôi treo ngược cây Schefflera dáng dù vừa thu được, cố định nó trong khung bằng một sợi dây có bọc giấy bên ngoài, còn phần rễ cây được hướng sao cho có hình đang cúi chào. Chúng tôi cho một ít rêu nước mọc ở chỗ rễ của hai cây giao nhau ngay dưới gốc để làm đệm lót. Phần rễ đó sẽ được giữ sao cho vẫn tiếp xúc với nhau để làm thành mối ghép.
Hình 5: Lớp đầu tiên sẽ là một miếng kim loại để gia cố thêm cho phần chân đế. Lớp thứ hai chúng tôi dùng một phiến nhôm lá để bao bọc xung quanh. Sau khi các lớp đã được đổ đầy đất, chúng tôi quấn chặt nó lại bằng băng keo dính.
Hình 6: Khi trồng những cây bonsai trên đá , chúng tôi sử dụng một miếng kim loại như dụng cụ đào lỗ tra hạt để đổ vật liệu trồng vào những chỗ có miệng lỗ hẹp. Miếng kim loại này giống như một cái phễu và có đủ kích cỡ. Bên hình bạn sẽ thấy Michael đang đỡ một cái “phễu” cỡ to trong khi Edison đổ vật liệu trồng vào. Muốn dùng cái “phễu” như vậy thì đất trồng đổ vào phải tơi và xốp.
Hình 7: Michael đang quấn băng keo để giữ cột nhôm lá với khung hình chữ A và Edison thì giúp anh giữ chúng chặt để tiện thao tác. Tấm nhôm lá tạo thành một cái chậu thẳng đứng chứa lớp bổi (lớp đất tốt/tơi xốp để bổ sung dinh dưỡng cho cây mới trồng, để cây mau sinh rễ - Hà Thu). Chúng tôi thích dùng nhôm lá hơn nhựa cho những nhánh chiết phía trên bởi vì phần đỉnh của nó có thể sẽ tạo thành cái phễu hứng nước mưa. Chúng tôi thọc vài cái lỗ vào lớp nhôm là để làm chỗ thoát khí và nước.
Hình 8: Trên đỉnh của phần quấn nhôm có 2-3 nhúm rêu nước. Đám rêu này sẽ giúp cây thấm hút dòng nước chảy xuống dọc theo đường cột đỡ. Chúng tôi đặt cái cây mới trồng này ngay bên dưới cây mẹ nơi chúng tôi đã bứng cây non này ra.
Sau một tháng, những mầm non bé xíu nhú lên cho thấy dấu hiệu một vài nhánh của cây sẽ sống. Những cành cây nào bị nhăn lại có nghĩa là nó sẽ chết. Nhưng điều quan trọng là tất cả các sợi rễ đều mạnh khỏe và đang hoạt động tốt.
Đây là một trong những kỹ thuật khó nhất và mang tính sáng tạo nhất mà chúng tôi từng thực hiện từ trước đến nay. Chỉ trong vòng vài tháng, chúng tôi sẽ biết chắc chắn được cây sẽ sống được hay không. Nếu cây sống, chúng tôi tin chắc rằng trong một ngày gần đây nó sẽ là cây bonsai đầu tiên thể hiện kỹ thuật bonsai bậc thầy trong nghệ thuật “chơi bonsai trong nhà”!
Như đã nói, kỹ thuật này chưa từng có ai thực hiện nên chúng tôi sẽ theo dõi nó rất kỹ. Khi cây phát triển được một chút thì vài sợi rễ lại héo đi. Chúng tôi thêm một vài bó rêu nước vào những đầu rễ đang héo. Sau đó cây dần ổn định lại và tiếp tục phát triển. Trong ba tháng đầu tiên, có lẽ cây vẫn chưa quen với việc phát triển như thế nào bởi vì nó đã được đảo ngược đầu. Tháng thứ 4 và 5, cây bắt đầu phát triển mạnh hơn, và đến tháng thứ 6 thì chúng tôi bắt đầu tăng cường việc theo dõi nó hơn.
Sau 6 tháng kể từ ngày cây được trồng lại, chúng tôi nhận thấy rằng phần gốc bên trái mọc tốt, nhưng còn phần gốc bên phải thì lại bị chết đi rất nhiều, còn phần gốc thứ 3 ở trên, cũng ở phía bên phải thì không sống được. Tấm ảnh này được chụp khi chúng tôi đã cắt bỏ đi phần bị chết đó.Chúng tôi nhận thấy rằng có một vài mầm non và vài sợi rễ mới nhú ở bó phía trên, nhưng cây cho thấy dấu hiệu không kết nối với bó bên dưới, và rễ cũng không chạy xuống đó. Sau khi dọn dẹp xong phần cây chết, chúng tôi quyết định bít lại phần bó bên dưới.
Chúng tôi dùng nhôm lá để tạo thành một bó để bó đất lại, sau đó gia cố bằng băng keo, rồi đổ đất vào, rồi lại tạo một bó nữa, lại đổ đất vào, và cứ tiếp tục như thế. Mỗi phần (trên và dưới) chúng tôi bó cho tăng thêm 10cm, và tấm hình trên được chụp khi chúng tôi đã bó đến bó thứ 5.
Cái phễu hình chữ U mà chúng tôi dùng chỉ đơn giản là một miếng kim loại được cắt và uốn sao cho có hai đầu, một đầu hẹp và một đầu rộng. Đất sẽ được xúc vào bằng đầu rộng và cho chảy xuống đầu hẹp. Chúng tôi làm nhiều phễu có kích cỡ khác nhau.
Những chiếc phễu này được thiết kế đặc biệt để sử dụng trng việc trồng những cây bonsai mọc trên đá và bonsai tạo cảnh đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Nếu chúng ta cầm ngang chiếc phễu thì sẽ có thể đẩy đất vào bằng dụng cụ đào lỗ tra hạt và có thể đưa đất được vào những chỗ chật hẹp.
Ở giai đoạn cuối của quá trình uốn cây, một số chồi non đã được chọn và cây đã được xén tỉa bớt. Chúng tôi không tỉa đi chút rễ nào nhưng lại thấy phần rễ mọc rất điều độ.
Trong sáu tháng đầu tiên, cây được đặt trong bóng râm an toàn cạnh vòi nước. Tháng đầu tiên, cây được tưới 5-6 lần/ ngày. Hiện giờ cây đã ổn định và cho thấy sự sung sức, vì thế chúng tôi đã chuyển nó đến một nơi lý tưởng với đầy đủ ánh nắng để phát triển trong 6 tháng sau.
Chỉ 6 tháng sau khi được bứng ra trồng riêng mà cây non này đã cho thấy rõ nó có thể trở thành một cây bonsai thật ưu tú. Ngay sau khi phần rễ phát triển ổn định ở cái khay bên dưới, chúng tôi từ từ dỡ miếng nhôm lá bọc cột đất ra và bắt đầu để cho phần rễ lộ ra ngoài. Có thể sẽ mất vài năm mới lấy được hết những miếng nhôm lá và phơi bày phần rễ ra và khi đó rễ mới đủ cứng cáp để nuôi cây. Bạn có thể hình dung được hình dạng của cây khi đã phát triển hoàn chỉnh không?
Mỗi người chúng ta đều khác nhau từ nguồn gốc, môi trường, bạn bè, gia đình, phong tục tập quán và cả niềm tin vào tôn giáo… Nhưng, chúng ta ai cũng đáng được đối xử ân cần, tôn trọng và công bằng, phù hợp với từng cá nhân. Cũng như con người, mỗi cây bonsai là một cá thể riêng biệt. Thử thách dành cho người chơi bonsai là làm sao chăm sóc cho cây khỏe mạnh, rồi sau đó hãy để cho cây phô bày hết vẻ đẹp của nó ra với đời. bonsai giống con người ở chỗ, nó thể hiện những sóng gió trong cuộc đời đã giúp hình thành nên chính nó ngày hôm nay. Một cây bonsai thực sự độc đáo là cây có một quá khứ đặc biệt, và đây là một trong những cây bonsai ấy!
Nhà đẹp kiến trúc - (sưu tầm)
15:41 19/03/2014 Các trường phái Bonsai trên thế giới
10:34 09/04/2013 Chơi sanh- từ quan niệm đến ưa chuộng
10:46 22/03/2013 Các tác phẩm bonsai tại Triển lãm bonsai EBA in Lorca - P.1
10:30 26/02/2013 Cắt tỉa tạo dáng cho Bonsai
11:57 05/01/2013 “Thắng đổ” - Người đưa bonsai lên sân thượng
14:42 11/12/2012 Tạo và áp dụng Uro cho cây bonsai
14:19 10/12/2012 Tỷ lệ vàng của cây và những dáng cây cơ bản
15:20 08/11/2012 Uốn cành rơi
08:20 02/11/2012 Chậu cho Bonsai – không phải đắt là đẹp
08:11 02/11/2012 Giá trị thẩm mỹ của bonsai
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+