Khoảng cách giữa các cành nhánh nhỏ dần từ dưới lên theo tỷ lệ 1/3. Chiều dài của cành nhánh cũng ngắn dần từ dưới lên trên theo tỷ lệ này. Tỷ lệ giữa CÂY và CHẬU...
Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của thân (1/2 của TLV).
Thân (khoảng cách từ gốc đến cành thấp nhất) = 1/3 chiều cao của cây. Cành nhánh (từ cành thấp nhất đến ngọn) = 2/3 chiều cao của cây. Khoảng cách giữa các cành nhánh nhỏ dần từ dưới lên theo tỷ lệ 1/3. Chiều dài của cành nhánh cũng ngắn dần từ dưới lên trên theo tỷ lệ này.
Bề dày của chậu bằng xấp xỉ 2/3 chiều cao của cây
Từ hai quy ước: Chiều cao của cây bằng 6 lần bề dày của thân (2 lần của TLV) và độ sâu của chậu bằng đường kính của thân, ta thấy độ sâu của chậu cũng tương ứng với 1/2 TLV.
Với một cây cao 60 cm (đường kính của thân <10 cm), ta sẽ sử dụng chậu có độ sâu < 10 cm, chiều dài 40 cm, tất nhiên theo TLV ta cũng dễ suy ra cạnh còn lại là < 27cm trong trường hợp đặc biệt, cạnh ngắn của chậu có thể là < 14cm), trường hợp chúng ta áp dụng 1/2 TLV.
Nếu chia chậu làm 3 phần theo quy tắc phần ba thì vị trí của gốc trong chậu luôn nằm trên vị trí của những điểm mạnh (những giao điểm của các đường phân chia). Hoặc là ở phần ba lùi về sau và một phần ba phía bên phải hay bên trái. Nói chung không ra ngoài quy ước của TLV.
Trên đây chỉ nêu một vài nét sơ lược. Xét cho cùng, TLV là một chuẩn mực để theo đó thể hiện những tác phẩm nghệ thuật đạt được những yêu cầu thẩm mỹ (mà trong đó nổi bật nhất là sự hài hòa về bố cục). Nhưng cũng như vô số các chuẩn mực khác ở trên đời này đối với người nghệ sĩ, TLV cũng chỉ là một chuẩn mực để vượt qua chứ không phải là những chuẩn mực để tuân thủ một cách thụ động.
Một điều nghịch lý nữa là những tác phẩm tuyệt kỹ thường là những tác phẩm gần như chối bỏ chuẩn mực. (Những bài thơ Đường tuyệt tác đa phần là những bài thơ không gò bó trong niêm luật, nhiều tác phẩm hội họa của các danh họa cũng chối bỏ những nguyên tắc cơ bản nhất về điều sắc, phối cảnh...).
Tuy nhiên, cũng cần nói lại, đằng sau những tuyệt tác đó là cả một ngẫu hứng tài tình khởi đầu từ những miệt mài khổ luyện. Nói một cách nào đó thì việc khám phá TLV là một thành quả rất đáng trân trọng mà những con người tài hoa khát khao chiếm hữu cái Đẹp đã cống hiến cho nghệ thuật. Vấn đề còn lại thuộc về cảm quan nhạy bén và tinh tế của người sáng tạo.
Trên thế giới, người ta chia bonsai thành bốn nhóm:
Loại dưới 15 cm là "mini bonsai", thường được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà. Còn loại trên 60 cm là cậy trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hàng hiên nhà.
Ban đầu, chỉ có 5 thế bonsai cơ bản là: thẳng đứng (Chokkan), thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi), nghiêng (Shakan), thác đổ (Kengai) và nửa thác đổ (Han Kengai ). Về sau, người ta phát triển thành nhiều thế khác như: rễ phủ trên đá (Sekijoju), rễ trong đá (Ishizuke), chổi (Hokidachi ), bạt phong (windswept), song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rủ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye)...
Để có những cây bonsai giá trị, người ta thường dựa vào các yếu tố sau:
Những yếu tố nêu trên kết hợp hài hòa với nhau sẽ tạo ra một cây bonsai lý tưởng (nếu có dáng thế phù hợp).
15:41 19/03/2014 Các trường phái Bonsai trên thế giới
10:34 09/04/2013 Chơi sanh- từ quan niệm đến ưa chuộng
10:46 22/03/2013 Các tác phẩm bonsai tại Triển lãm bonsai EBA in Lorca - P.1
10:30 26/02/2013 Cắt tỉa tạo dáng cho Bonsai
11:57 05/01/2013 “Thắng đổ” - Người đưa bonsai lên sân thượng
10:43 13/12/2012 Tạo dáng rễ rủ cho bonsai dáng dù
14:42 11/12/2012 Tạo và áp dụng Uro cho cây bonsai
15:20 08/11/2012 Uốn cành rơi
08:20 02/11/2012 Chậu cho Bonsai – không phải đắt là đẹp
08:11 02/11/2012 Giá trị thẩm mỹ của bonsai
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+