Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa đồng tiền
15:28 19/06/2012
Hoa đồng tiền được tìm thấy đầu tiên ở Nam Phi bởi Robert Jameson, hoa có khả năng sinh trưởng tốt dưới nhiều điện kiện sống khác nhau và được mọi người trên thế giới yêu thích. Lý do đầu tiên có lẽ là do giống hoa này rất đa dạng về màu sắc và hình dạng.
1. Giới thiệu:
Xưa kia, hoa đồng tiền chỉ được trồng bằng hạt hay cắt củ, nhưng kể từ thế kỷ 17, khi kỹ thuật nhân giống trong nhà kính ra đời, thì hoa đồng tiền bắt đầu có mặt rộng rãi trên khắp thế giới. Được thành lập ngay từ lúc đó, Preesman là một trong những công ty có quá trình chọn lọc giống theo phương pháp khoa học. Cách làm việc này đã rất hiệu quả và một vài giống mới vào thời đó vẫn còn xuất hiện trên thị trường. Trong thời gian gần đây, tại các nước tiên tiến, hoa đồng tiền được nhân giống 100% trong ống nghiệm – phương pháp nhân giống hiện đại nhất hiện nay. Với kỹ thuật này, ta có thể sản xuất hàng loạt giống mới với số lượng lớn trong thời gian khá ngắn và như thế tăng cường quá trình chọn lọc. Việc nhân và chọn giống ngày càng trở nên quan trọng, vì thế Preesman đã đầu tư cho một bộ máy chọn lọc giống rất hiện đại. Kết quả của nỗ lực này là một loạt giống hoa đồng tiền mới mà chúng ta thấy trong các cửa hàng hiện nay.
2.1 Hệ thống trồng cây:
Hoa đồng tiền chủ yếu được trồng trên một hệ thống hình máng dài. Khoảng cách giữa các lối đi là 75 đến 80cm. Khoảng cách lý tưởng giữa các hàng với nhau cũng là 75 đến 80cm. Khoảng cách giữa các cây trong hàng là 20cm. Khoảng cách các cây là khoảng cách giữa hai tâm của đáy chậu. Kích cỡ của chậu là 3,5 đến 4,5 lít, cao 18 đến 20cm.
2.2 Lắp đặt hệ thống:
Trước khi lắp đặt hệ thống, nên san bằng đất. Nên lắp máng nước chạy dọc theo các đáy chậu để hứng nước chảy xuống từ chậu và nhằm giữ đất dưới máng trồng luôn khô ráo.
Hệ thống này có những ưu điểm sau đây:
- Tạo sự thông thoáng giữa các cây.
- Dễ chăm sóc, dễ thu hoạch.
- Phòng được một số bệnh cho cây.
2.3 Làm vệ sinh:
Tiến hành những bước sau đây:
- Làm sạch mặt đất và máng trồng.
- Dọn sạch máng dẫn nước và các chậu cây.
2.4 Chuẩn bị đất:
Gần đây, rất nhiều người trồng có xu hướng trộn hỗn hợp mùn khô từ cây dừa để trồng hoa đồng tiền. Để đảm bảo cân bằng nước và không khí nên trộn mùn với 20-40% đá trân châu. Đổ hỗn hợp đầy chậu.
2.5 Chuẩn bị trồng:
Nên trồng cây vào các chậu chứa đất đảm bảo độ ẩm và có cùng kiểu dáng. Đặt cây vào sao cho thành chậu cao hơn đất trong chậu khoảng 2cm là được. Nếu trồng cây quá cao thì dễ bị gãy vào mùa thu hoạch, còn quá sâu lại dễ bị mắc các bệnh liên quan đến rễ cây. Để không làm hại rễ cây, nên dùng tay ấn đất xuống một cách nhẹ nhàng. Khi nhiệt độ ban ngày khá cao – hơn 30 độ C, thì nên tiến hành trồng cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sau khi trồng, tưới ngay cho cây một ít nước để tăng độ kết dính giữa đất và chậu.
3. Tưới nước:
3.1 Tưới nhỏ giọt:
Nên tưới nhỏ giọt để mỗi cây nhận được một lượng nước như nhau và bằng cách đó sẽ tưới nước trực tiếp lên đất mà không làm ướt cây – như thế sẽ tránh được một số bệnh cho cây. Ống nước được đặt trên mặt đất và giữa hai bên để giữ cho ống tưới nhỏ giọt luôn có nước, cũng như nhiệt độ nước trong ống tưới không bị ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.
3.2 Tưới nước khi nào và như thế nào:
Bắt đầu tưới nhỏ giọt khoảng một, hai ngày trước khi trồng để làm ướt đất và tạo sự khởi đầu thuận lợi cho cây đồng tiền. Bắt đầu tưới một giờ sau bình minh lúc cây chỉ mới được trồng trong chậu. Trong 1 - 2 tháng đầu, các bạn phải lưu ý không được để đất quá ướt. Trong giai đoạn này, bạn nên ngưng tưới 5 - 6 giờ trước khi mặt trời lặn. Khi cây đã phát triển đầy đủ, bạn có thể ngưng tưới 3 - 4 giờ trước khi mặt trời lặn. Tiến hành tưới nước nhỏ giọt 2 - 10 lần / ngày, điều này phụ thuộc vào kích cỡ của cây và thời điểm nào trong năm. Khi trời âm u có thể hạn chế 40 - 50% lượng nước tưới so với ngày nắng nóng. Mỗi loại đất khác nhau có nhu cầu về nước tưới cũng khác nhau. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất. Nếu mặt đất phía trên khô hơn lớp đất phía dưới thì nên giảm lượng nước tưới lại. Ngược lại, nếu lớp đất phía trên ướt hơn lớp đất phía dưới thì tăng lượng nước tưới lên.
3.3 Ống tưới nước:
Một bình có dung tích 2 lít, phun hết trong một giờ là thích hợp, vì nếu bình có dung tích lớn quá sẽ gây nghẹt nước.
4. Nhiệt độ:
Hoa đồng tiền sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ khá thấp, khoảng 17 đến 18 độ C (ở xứ lạnh).
5. Dinh dưỡng:
Nên cung cấp cho cây một lượng nhất định các chất dinh dưỡng. Đo độ EC và PH của đất một cách chính xác để xác định đúng nhu cầu dinh dưỡng của đất.
6. Phân bón:
Lưu ý: Bảng phân bón này cung cấp những chỉ dẫn để bạn có thể làm theo. Bạn có thể điều chỉnh lại để phù hợp với loại nước và giai đoạn phát triển của cây trong vườn nhà bạn.
Cái này phụ thuộc vào độ PH của nước. Nếu PH dưới 5.5 thì sử dụng Amoni Nitrat. Nếu PH trên 6.5 thì phải sử dụng sắt EDDHA. Độ PH phụ thuộc vào nước dùng: nước mưa, nước đập hay là nước triều lớn ở cửa sông.
7. Độ EC và pH thuận lợi nhất:
8. Những triệu chứng do thiếu dinh dưỡng:
Nếu cây không được cung cấp đủ các chất khoáng cho quá trình sinh trưởng, thì nó sẽ biểu hiện các triệu chứng do thiếu chất dinh dưỡng gây ra. Bất cứ cái gì cản trở quá trình hấp thụ các ion dinh dưỡng của rễ cây như độ PH không phù hợp hoặc nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều dẫn đến những triệu chứng giống nhau. Rễ cây bị tổn thương có thể do mục nát, hoặc do việc dẫn nước, xới đất không đúng cách. Một vài triệu chứng bộc lộ ra ngoài do thiếu các khoáng chất cần thiết khác nhau được nêu cụ thể dưới đây:
a. Nitơ: Dấu hiệu thiếu nitơ hiếm khi thấy ở các cây đồng tiền được bày bán. Tuy nhiên, chúng có thể xảy ra trong quá trình phát triển, lượng cation trao đổi ít và tưới quá nhiều nước. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể xảy ra nếu trong giai đoạn phát triển, cây chỉ hấp thụ được một lượng cation đã được trao đổi vô cùng nhỏ và nếu cây bị tưới quá nhiều nước. Thiếu nitơ sẽ làm cây chuyển sang úa vàng – bắt đầu là những lá già nhất, sau đó cả cây sẽ dần trở nên vàng từ dưới lên trên. Thoạt đầu, cây sẽ đổi sang màu vàng nhưng còn hơi xanh, sau đó sẽ trở nên vàng úa và cuối cùng đổi thành màu trắng. Khi cây thiếu nitơ thì nitơ sẽ di chuyển từ những lá già sang những lá non, vì vậy nên những lá non hiếm khi đổi sang màu vàng một cách rõ rệt.
b. Kali: Thiếu kali làm cho những lá già bị bạc màu và gây thối mép lá. Chính giữa phiến lá vẫn còn xanh dù vẫn xuất hiện một số chỗ thối rữa. Nặng hơn thì mép lá có thể xoăn lên.
c. Phốtpho: Những lá già dần đổi sang màu nâu nhạt nhất là phần dọc theo gân lá. Bệnh do thiếu phốtpho hay gặp vào mùa đông, khi nhiệt độ đất khá thấp. Bệnh sẽ tự biến mất khi khí hậu ấm áp trở lại.
d. Canxi: Biểu hiện của thiếu canxi là các mô ở ngọn bị chết và có khi những lá non có màu vàng đậm. Những chiếc lá nhỏ màu vàng đỏ dần chuyển sang màu vàng nhạt hơn, hơi trắng, rồi chuyển sang màu trắng đục. Mép lá bị chết và có màu nâu.
e. Magiê: Thiếu magiê là vấn đề hay gặp ở cây đồng tiền do cây thường thiếu chất khoáng này trong thời kỳ sinh trưởng mạnh hoặc do cây không được cung cấp đủ chất này. Bệnh thường biểu hiện ở lá già, với các triệu chứng như vàng úa giữa các gân lá, với một vùng hình chữ V lộn ngược ở gốc lá. Một vùng hình chữ V cũng xuất hiện dai dẳng ở phần cuối lá. Một khi triệu chứng này đã phát triển thì lá cây bị bệnh không có cơ hội để hồi phục lại.
f. Sắt: Những lá non bắt đầu bị úa vàng. Những gân lá chỉ còn như các đường màu xanh trông rất mỏng manh. Những chiếc lá dần dần trở nên nhỏ hơn và những chỗ bị úa cuối cùng cũng chuyển sang màu trắng. Ở giai đoạn cuối, tất cả các gân lớn nhỏ đều bị vàng úa.
g. Kẽm: Những lá non thiếu kẽm cũng bị úa vàng và màu lá như bị vẩn đục. Triệu chứng điển hình là một nửa phiến lá ngưng phát triển, trong khi một nửa còn lại thì vẫn phát triển và mang hình dáng bình thường. Sự phát triển không đều của lá làm cho nó bị cong lại hình chữ C.
h. Molybdenum: Đây là bệnh thường thấy nhất khi cây trong giai đoạn sinh trưởng, khi mà độ PH =<5. Bệnh biểu hiện ra bên ngoài qua những lá cây bị cặn nghĩa là chúng hẹp một cách bất thường. Những gân lá chạy song song nhau và tràn khỏi mặt lá làm mép lá xuất hiện những răng cưa.
i. Mangan: Thiếu mangan có những triệu chứng giống như do thiếu sắt, chỉ khác là những dải dẹp và mỏng màu xanh chạy dọc theo những gân lớn, và nhỏ thì rộng hơn lá bị thiếu sắt và kéo dài thành một chuỗi tới phiến lá. Các vết úa vàng giữa các gân lá không nghiêm trọng như do thiếu sắt.
9. Khí hậu trong nhà kính:
Vì những đặc điểm của khí hậu bên ngoài tác động nhất định đến khí hậu trong nhà kính, nên chúng ta cần lưu ý một vài điểm sau đây:
- Thời kì đầu sau khi trồng, ánh nắng mặt trời chỉ là yếu tố phụ cho sự phát triển của cây nên che chắn nhà kính là việc cần làm.
- Tránh gió trực tiếp thổi vào vì hoa đồng tiền không thích hợp với môi trường nhiều gió. Thời gian đầu sau khi trồng cần giữ độ ẩm tốt cho cây.
- Khi các cây đã lớn, có thể tăng lượng gió và ánh nắng trong nhà kính. Bản thân các cây lúc này cũng đã có những tác động nhất định đối với khí hậu trong nhà kính – gọi là vi khí hậu.
- Nên tránh làm ướt cây và lá.
- Tránh làm đọng hơi nước trên lá vì sẽ làm tăng nguy cơ phá hoại của nấm Botrytis. Một khi bệnh này đã phát sinh thì thuốc diệt nấm cũng không có tác dụng đáng kể. Tránh gia tăng nhiệt độ quá đột ngột vì sẽ làm tăng sự kết tụ hơi nước. Nếu trong nhà kính có hệ thống sưởi thì nên tăng nhiệt độ lên từ từ khoảng 3 - 4 giờ trước khi mặt trời mọc. Bắt đầu thông gió cho khu vườn ngay khi mặt trời bắt đầu ảnh hưởng đến nhiệt độ nhà kính.
10. Cách chăm sóc:
Cây hoa đồng tiền có thân mọc thẳng, tuy nhiên việc tỉa lá lại gây nhiều tranh cãi. Lá cây ngoài khả năng quang hợp còn giúp hạ nhiệt độ và tăng độ ẩm, vì thế lá là một phần quan trọng của cây. Tuy nhiên, nếu cây trông quá rậm rạp, có thể tỉa bớt một ít lá dần dần. Không nên tỉa một lúc nhiều lá. Bạn có thể bóc cả lá hoặc dùng kéo cắt phần trên và để lại một đoạn nhỏ ở dưới. Khi bóc lá, cẩn thận để không làm tổn hại đến thân cây hoặc những chồi non.Sau khi tỉa, nên xịt thuốc trị Botrytis để diệt trừ mầm mống của chúng.
11. Thu hoạch hoa:
11.1 Hái hoa:
Tùy thuộc từng điều kiện, hoa đồng tiền thường trổ bông khoảng 8 - 10 tuần sau khi trồng. Nên thu hoạch 2 - 3 lần / tuần. Tuy nhiên để các hoa được đồng đều thì một số cây lại nên được cắt hoa ít nhất 3 lần một tuần.
11.2 Cách xử lý sau khi thu hoạch:
1. Cắt hoa ra khỏi cây khi thấy hoa xuất hiện một tới hai hàng nhị hoa. Điều này rất quan trọng vì những hoa còn chưa nở hết cần năng lượng để phát triển hoàn toàn, nhưng trong hoa lại chứa rất ít năng lượng dự trữ. Đây là lý do tại sao, hoa chưa nổ rộ đã thu hoạch lại mau tàn.
2. Ngắt hoa khỏi cây chứ không nên dùng dao cắt. Khi cuống hoa bị cắt, một phần của nó vẫn còn nằm trên cây và bắt đầu thối rữa, điều này sẽ làm những chồi mới bị tắc nghẽn, không thể nhú lên được.
3. Sau khi hoa được hái vào thì cắt một đoạn cuống dài 2 - 3 cm từ dưới lên. Phần thấp nhất của cuống hoa chứa rất ít mạch gỗ nên nước khó vận chuyển lên phía trên cuống.
4. Đặt cuống hoa vào xô nước sạch ngay sau khi hái và để vào nơi thoáng mát. Trước khi được sử dụng, các xô nước phải được khử trùng để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Các vi khuẩn ngăn chặn làm cho cuống lá không hút được nước. Sử dụng nước sạch cũng rất quan trọng, độ PH của nước không nên quá cao, vì đó là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Nồng độ pH trong nước khoảng 3,5 đến 4 là thích hợp. Nên cho thêm vào nước một ít clorua vì nó có khả năng diệt vi khuẩn và giảm nồng độ PH. Không đặt xô ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp vì nó sẽ phá hủy clorua.
5. Hoa sẽ hút nước dễ dàng hơn nếu đoạn cuống hoa ngâm trong nước càng dài – khoảng 10 - 15cm là được. Nhiệt độ không nên quá cao nếu không hoa sẽ mau mất nước do sự thoát hơi.
6. Nước tưới cho hoa trong một thời gian dài không nên có etylen. Etylen là một hocmon hóa già – điều này ảnh hưởng đến độ tươi lâu của hoa.
7. Sự mất nước của hoa đồng tiền làm hoa nhanh héo, vì vậy cần cố gắng hạn chế mất nước bằng cách tránh gió và cung cấp đầy đủ nước cho hoa.
8. Có thể thêm các chất dinh dưỡng vào nước để cung cấp cho cây. Nên thêm đường và những chất khác để làm giảm độ PH cũng như hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Đường giúp hoa tươi lâu nhưng nếu chỉ thêm đường vào nước thì sẽ kích thích vi khuẩn phát triển. Lượng đường tích tụ nhiều ở cánh hoa làm cho hoa dễ hút nước hơn, đó là lý do tại sao hoa lại tươi lâu hơn. Chúng ta có thể dùng thêm sản phẩm sau Florisant 500 hoặc Chrysal RVB để hạn chế vi khuẩn phát triển.
9. Để hoa tươi lâu thì trong quá trình trữ cũng như vận chuyển nên giữ hoa ở nhiệt độ thấp. Nhiệt độ lý tưởng là 6-9 độ C.
12. Các bệnh của cây đồng tiền:
Vòng đời của các loài côn trùng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt độ lên cao (khoảng trên 30 độ C), bạn cần phải phun một lượng thuốc nhỏ trong thời gian ngắn, nhằm giữ cho các loài côn trùng gây bệnh không bùng phát. Thay vì bạn thường phun 1 lần / tuần thì bây giờ bạn có thể phun 2 lần / tuần chẳng hạn. Theo tôi, cách tốt nhất là chúng ta nên phun thuốc 1 lần / tuần kết hợp với việc giăng lưới kích thước nhỏ (nếu có nhà lưới) trong 1 tuần.
A. Bọ rầy: Đây là loại côn trùng nhỏ có thân mềm, màu xanh lá cây hoặc đen; thường tụ tập thành đám dọc theo phần trên của cọng lá và trên lá. Loại này di chuyển chậm chạp và thường tìm thấy hàng đàn trên cây. Khi “dân cư” trở nên quá đông đúc trên lá và thân cây thì cũng là lúc cánh của chúng được hình thành, giúp chúng di chuyến tới những chiếc lá khác xanh hơn để bắt đầu cuộc “tàn phá” khác. Bọ rầy thường tiết ra một loại dịch nhớt, lâu sẽ tích tụ thành những cục nhỏ. Loại dịch này giúp cho sự phát triển của một loại nấm đen – mặc dù không nghiêm trọng nhưng nó vẫn có thể làm cho cây trở nên yếu ớt, không đẹp nếu bạn để yên không chữa trị kịp thời.
B. Bọ trĩ: Đây là loại côn trùng nhỏ, thường là màu đen, dài khoảng 1 - 3mm lúc trưởng thành, râu đầu dài, chiếm 1/3 thân, 2 đuôi cánh hẹp, cánh trước ở phần giữa thắt lại. Thức ăn chủ yếu là tán lá, cọng lá và hoa. Trên lá xuất hiện những chấm li ti, lá non hầu như bị quăn lại, không hồi phục được. Chúng có miệng nhọn để mài mòn bề mặt các cánh hoa và lá - nơi có nhựa cây, thứ mà chúng sẽ hút sau này. Các loài như loài bọ rầy xanh, bọ trĩ cũng có thể mang virus gây bệnh cho cây.
C. Nhện ve: Nhện ve là loại sâu bệnh thường gặp nhất trên hoa đồng tiền. Chúng rất nhỏ, dài khoảng 0,5 - 1,5mm, để nhìn thấy chúng bạn phải cần đến một cái kính lúp. Nhện ve dùng “vòi” ở miệng để chích vào lá cây, trước tiên đâm vào mặt bên dưới của lá và hút các tế bào trong đó. Các chấm hơi xám vàng trên bề mặt lá chính là các dấu hiệu để nhận biết điều đó. Đối với loài này, tốt nhất bạn nên phun thuốc để có thể diệt triệt để.
D. Rệp broad mite và rệp cyclamen mite: Đây là 2 loài có kích thước rất nhỏ, thường có màu trong suốt. Để nhìn thấy chúng phải có kính lúp. Chúng thường sống ở những nơi như lá cây non mới mọc, những búp hoa đang phát triển. Lá hoặc cánh hoa là những nơi bị tàn phá nhiều nhất. Lá có thể trở nên cứng hơn, dày hơn bình thường và bị cuộn lên ở các góc, gây nguy hiểm cho cây.
Phòng tránh: Bạn nên phun thuốc hoặc giăng lưới trong lúc trời ấm lên hằng tuần. Như vậy thì mới có thể tiêu diệt các loài côn trùng này trong diện rộng. Khi nhận thấy dấu hiệu nào bất thường, hãy phun thuốc với những lần phun cách nhau nhất định. Đây là cách phun hiệu quả và tiết kiệm nhất để diệt các loại côn trùng này.
Nguyễn Thị Kim Ngân lược dịch và tổng hợp
Nguồn: gerbera-cups.com
Hệ thống trồng cây