Nguồn gốc: Ở Trung Quốc, vào năm 492 sau công nguyên đã xuất hiện hoa đỗ quyên. Nó được mệnh danh là “nàng Tây Thi” của các loài hoa. Trên thế giới.
Đỗ quyên phân bố nhiều ở vùng ôn đới Bắc Mĩ, vùng cao nguyên tiếp giáp Á - Âu và Đông Á, khá phổ biến ở Trung Quốc, Nhật và Bắc Triều Tiên. Ở Việt Nam, đỗ quyên có ở những vùng núi cao như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, Quảng Trị, Bạch Mã, Kon Tum,…
Phân loại:
•Tên thông thường: Đỗ quyên.
•Tên tiếng Anh : Rhododendron.
•Liên bộ : Ericanae.
•Bộ : Ericales.
•Họ : Ericaceae.
•Chi : Rhododendron
Hiện nay, trên thế giới đã có đến hơn 2000 loài, trong đó, đã liệt kê và mô tả phân loại được 29 loài đỗ quyên ở Việt Nam (theo tiến sĩ Trần Đăng Hồng – giảng viên Đại Học Reading, Anh Quốc).
Một số loại hoa đỗ quyên: Đỗ quyên Ly (R.lyi ), Đỗ quyên rạng rỡ (R. triumphans), Đỗ quyên Veitch (R. veitchianum), Đỗ quyên lõm (R. emarginatum), Đỗ quyên cây (R. arboreum), Đỗ quyên cao (R.excelsa), Đỗ quyên Moulmain (R. moulmainense), Đỗ quyên Vân Nam (R. Yunnannensis), Đỗ quyên sims (R. simsii, R. annamense), Đỗ quyên Fortune (R. fortunei), Đỗ quyên Langbian (R. irroratum), Rhododendron luteum, Rhododendron (macrophyllum), Rhododendron (moulmainense),Rhododendron (maximum), Rhododendron (occidentale), .......
Đặc điểm hình thái
Trong tự nhiên hoa đỗ quyên có cây gỗ nhỏ thường xanh, cây bụi rụng lá bán thường xanh, cây bụi thấp dạng bò lan, phụ sinh. Lá, hoa rất đa dạng với nhiều màu sắc.
Đặc điểm sinh trưởng
Ánh sáng: Các loài đỗ quyên thường ưa nửa bóng, kỵ chiếu sáng mạnh và ánh sáng trực tiếp. Vì vậy, mùa chiếu sáng mạnh thì nên đưa cây vào nơi râm mát để chăm sóc. Các chủng loại hoa đỗ quyên khác nhau thì có sức đề kháng với ánh sáng cũng khác nhau.
Nhiệt độ: Đỗ quyên là loài ưa mát, không thích hợp với môi trường ánh sáng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15-250C. Nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng của cây, đến sự ra chồi hoa, nụ hoa và khống chế sự ra hoa.
Đất: Đỗ quyên thích hợp với những loại đất chua, trồng trong đất hơi kiềm thì sau mấy tháng lá sẽ vàng và cây chết dần. Đỗ quyên là cây chỉ thị cho vùng đất chua. Đỗ quyên ưa đất nhiều mùn, tơi xốp phì nhiêu và giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và thoáng khí, pH từ 4,2 – 6 là vừa, tốt nhất là đất mùn rừng thông.
Nước – Độ ẩm:
Nước: Bộ rễ Đỗ quyên rất phát triển nhưng rễ bé và rất nhạy cảm với nước, vừa sợ hạn vừa sợ úng. Đỗ quyên ưa nước hơi chua, nếu như tưới nước kiềm và hơi kiềm thì sẽ làm cho đất chua trở nên kiềm, gây ảnh hưởng đến cây . Vì vậy, phải nắm chính xác chất lượng nước của địa phương để xem có cần thiết phải xử lý nước hay không.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của Đỗ quyên.Độ ẩm thích hợp từ 70 – 90%. Ở các vùng núi cao và ven biển, độ ẩm không khí lớn, Đỗ quyên sinh trưởng rất tốt. Với Đỗ quyên trồng chậu, để thỏa mãn nhu cầu, cần tạo điều kiện môi trường có độ ẩm thích hợp.
Phân bón: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, Đỗ quyên cần được đáp ứng đủ các loại dinh dưỡng từ đa lượng đến vi lượng. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng nhu cầu về phân bón khác nhau. Cây 4-5 năm thì mỗi lần bón 10-20g/cây; cây 6-7 năm thì mỗi lần bón 20-40g/cây.
Kĩ thuật trồng, chăm sóc
Chọn chậu: Căn cứ vào dạng thân và tán để quyết định chậu trồng. Đỗ quyên là loài mọc cạn vì vậy nên chọn chậu nông tốt hơn là chậu cao.
Trồng chậu: Dùng chậu có lỗ ở đáy, dùng lưới nilon lót dưới đáy chậu sau đó dùng mấy viên gạch vụn và sỏi xếp lên trên, dày khoảng 2-3cm. Đổ đất vào khoảng 1/2-2/3 chậu và chuyển cây vào chậu, chú ý để bộ rễ tự do rồi bỏ thêm đất vào và lấy tay nén nhẹ . Thường 2 năm thay chậu 1lần, trước khi thay phải tưới nước trước 1-2 ngày để chậu và đất rời nhau. Khi sang chậu có thể cắt bớt rễ để xúc tiến ra rễ mới, cắt bớt cành để điều chỉnh cân bằng của lá và rễ.
Tỉa cành: Cắt tỉa cành bị sâu bệnh, cành yếu, khô, hay các cành mọc dày kết hợp với việc cắt tỉa tạo tán để cây sinh trưởng, phát triển theo ý muốn. Thời gian cắt tỉa tạo hình có thể chia ra làm 2 giai đoạn: mùa sinh trưởng và kỳ ngủ nghỉ. Mùa sinh trưởng: ngắt ngọn, uốn cành, chỉnh dày thưa,… Kỳ ngủ nghỉ: chủ yếu là cắt cành sâu bệnh và cành yếu. Nên cắt những cành già và ngắn để mọc ra cành mới.
Nuôi cây thời kỳ đặt trong nhà: Khi trưng bày trong phòng phải chú ý để nơi có ánh sáng, thoáng gió. Hằng ngày phải chuyển chậu hoa ra ngoài, để qua đêm. Trong kỳ ra hoa phải chú ý không được tưới vào hoa. Thời gian trưng bày trong phòng không được để quá lâu, trong vòng khoảng 1 tháng phải thay đổi đưa chậu ra vườn để chăm sóc.
Điều chỉnh thời kỳ ra hoa:
Điều kiện ra hoa: Ánh sáng và nhiệt độ: ban ngày > 27oC, ban đêm > 18oC thì mới ra hoa nhiều. Nụ hoa cũng yêu cầu chiếu sáng từ 5-16h/ngày. Sự phân hoá chồi hoa và hoa nở: chịu ảnh hưởng của đặc tính từng loài.
Phương pháp xử lý: Để hoa nở sớm: tăng cường chăm sóc, cho các cành mới mọc nhanh. Đến khi cây hoàn thành việc phân hoá chồi hoa thì bắt đầu ít tưới nước lại, chiếu sáng nhẹ, hạ thấp nhiệt độ, bảo đảm đất trồng ẩm vừa phải…
Một số sâu bệnh hại thường gặp
•Bệnh thối rễ:
- Nguyên nhân: do quản lý nước và phân không thoả đáng, như phân quá nhiều, nước ẩm quá lâu làm cho cây con bị chết.
- Biểu hiện: lá chuyển vàng, một phần lá rụng, lá mới, chồi non cành không bóng, dần dần héo.
- Phòng trừ: Rửa sạch rễ, rồi cắt bớt rễ và cành lá. Sau đó rửa sạch chậu và thay đất mới, rồi trồng cây lại. Tưới nước cho cây và để nơi khô mát nuôi dưỡng.
•Bệnh phồng lá:
- Nguyên nhân: thường do nấm gây ra.
- Biểu hiện: trên lá non có các đốm phồng đỏ, mặt sau lá lồi lên.
- Phòng trừ: thực hiện chế độ kiểm dịch, cải thiện điều kiện thoáng gió xung quanh, tăng độ chiếu sáng và bón phân hợp lý. Phải kết hợp tỉa cành với xới xáo để nâng cao sức sinh trưởng của cây.
•Bệnh rỉ sắt:
- Biểu hiện: trên cả 2 mặt lá có các đốm nhỏ màu vàng, nâu hoặc nâu vàng, đường kính 2-6mm.
- Phòng trừ: khử trùng các xác cây bệnh, lấy các cành lá rụng đốt đi. Sử dụng các loại thuốc hợp chất lưu huỳnh, vôi để giảm nhẹ tình hình bệnh.
•Bệnh phấn trắng:
-Nguyên nhân: cây dễ bị bệnh khi trong mùa sinh trưởng mà điều kiện thông gió kém, thiếu ánh sáng.
- Biểu hiện: trên lá, cành non và hoa có các đốm tròn mất màu và trên lá xuất hiện các bột màu trắng.
-Phòng trừ: trong mùa phát bệnh có thể dùng Benlate 0,1% cách 7 ngày phun một lần, phun 3 lần là khỏi.
•Rệp sáp:
- Biểu hiện: xuất hiện trên lá và cành non với thân trắng sáp hiện rõ trên mặt lá, dễ phát sinh ở những nơi điều kiện không thông gió.
- Phòng trừ: phun cồn hoặc nước rửa sạch.
•Nhện đỏ:
-Biểu hiện: mặt sau lá hình thành các đốm nhỏ màu nâu hoặc cả lá màu nâu.
- Phòng trừ: phun hợp chất lưu huỳnh – vôi để tiêu diệt, kết hợp với xới xáo, diệt cỏ dại. Cắt bỏ cành bị bệnh, phun thuốc diệt nhện. Lợi dụng các loài thiên địch như bọ rùa, chuồn cỏ, ruồi ăn rệp, ong ký sinh.
(Sưu tầm)
09:51 03/01/2014 Những loài hoa màu tím kiêu sa
11:26 12/04/2013 Mùa hoa chuông tím ở xứ sương mù
11:53 02/04/2013 Vẻ đẹp dung dị của mận Tam Hoa
14:31 26/03/2013 Hoa Loa kèn đỏ (Amaryllis) tượng trưng cho lòng kiêu hãnh
14:32 26/03/2013 Hoa Thạch thảo (Aster) – tượng trưng cho tình yêu và vẻ...
15:02 14/03/2013 Hoa tử la lan cho tình cảm nồng nàn
10:02 11/03/2013 Hoa Cỏ chân ngỗng – tình yêu lụi tàn
14:42 07/03/2013 Vườn hồng Portland rực rỡ trong nắng hè
14:01 06/03/2013 Hoa Mua thanh khiết giữa núi rừng
09:26 06/03/2013 Mang đến màu xanh cho không gian nhà mùa hè (phần 2)
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+