Kết quả công việc của tất cả các sinh vật (từ côn trùng cho đến vi khuẩn, vi nấm...) ở trong lá, rác là tạo ra chất tuyệt hảo cho đất gọi là mùn. Đất mùn không phải là chất rắn, cũng không phải là chất lỏng mà là loại chất keo đen. Nó làm cho đất màu mỡ, đậm màu và có “mùi đất” ngọt ngào. Nó dính vào những hạt vô cơ, mà những hạt này tạo nên cấu trúc của đất (có thể nói như vậy). Nó lấp đầy những lỗ nhỏ xíu và làm đầy những lỗ lớn hơn. Vì thế nước và các và các chất dinh dưỡng được hoà tan và được chứa bên trong cấu trúc của đất để sẵn sàng cho cây những lúc cần đến.Những sinh vật sống trong đất mùn cũng như trong đất thô hơn – chúng cũng sản sinh ra chất dinh dưỡng dưới dạng cây có thể dùng được.
Các vi sinh và phốt phát
Từ lâu lắm, cây hút được lân (phốt phát) từ đất như thế nào là điều bí ẩn vì những chất tạo thành không hoà tan trong nước. Nay thì ta biết rằng các vi sinh đã tiết ra acid phân huỷ và biến nó sẵn sàng cho cây dùng. Hoạt động của các vi sinh này theo mùa: mùa đông chậm chạp nhưng khi thời tiết ấm lên chúng gia tăng hoạt động và cho cây thêm thức ăn ngay khi cần đến
Nấm
Từ lâu con người đã biết rằng một số loài cây, đặc biệt là lan không tăng trưởng tốt nếu có sự hiện diện của nấm quanh rễ của chúng (nhất là lúc nảy mầm của hột lan trong thiên nhiên). Ngày nay người ta tin rằng điều đó đúng với tất cả các loại cây: nấm sống độc lập trong đất mùn, những rễ cây bám theo chúng và những sợi nấm (khuẩn ty) nhỏ xíu vươn dài tuyệt vời, hấp thu hơi nước và thức ăn. Vài nhà khoa học đi khá xa khi cho rằng nếu không có sự cộng sinh với nấm, cây không bao giờ có thể tồn tại và đất vẫn cằn cỗi. Không có mùn, thực sự ta không có thể bàn về đất – nó chỉ là vật bỏ đi.
Sự quan trọng của cây họ đậu
Không sinh vật nào có thể tồn tại nếu không có nitrogen, nhưng trước khi phát minh ra phân hoá học thì nitrogen chỉ có thể được cây và động vật sử dụng như là sản phẩm phụ của cuộc sống. Đó là sự tái sinh liên tục của chu kỳ Nitrogen. Đây không phải là một chu kỳ kín mà phần lớn do vi khuẩn đặc biệt sống trong cây mà quan trọng hơn cả là cây họ đậu. Họ đậu là họ lớn với những cây như đậu phụng, đậu nành, đậu xanh và nhiều cây khác như điệp, me, mắc cỡ..., những vi khuẩn ở nốt rễ cây mà có một khả năng lạ thường là lấy nitrogen trong không khí để kết hợp với hydrrogen và oxygen tạo ra nitrat và hợp chất amonim mà cây có thể sử dụng được. Khi vi khuẩn chết, cây họ đậu hút những nguyên tố này và trong chu kỳ sống chúng đã góp phần làm ra đất mùn, làm cho đất mùn dồi dào hơn trước. Bằng cách này nitrogen đã trở nên sẵn sàng cho cây khác sử dụng và ngay cả cho chúng ta.
Những cây họ đậu không phải là nguồn cung cấp duy nhất nitrogen cho sự sống mà sấm chớp cũng tạo nên nitrat theo nước mưa trong các cơn mưa.
Sự cần thiết bù đắp cho đất mùn
Đất mùn thì không bao giờ hết. Trong chu kỳ của nó, nó tiêu hoá dần và sản sinh ra dưỡng chất cho cây và nếu không được thay thế liên tục thì nó sẽ mất dần và đất chết! Đất sống lâu chừng nào mà quá trình phục hồi không bị trở ngại. Nhưng điều trở ngại thì chắc chắn đã xảy ra trong một khu vườn .: chúng ta không hoàn lại mọi thứ cho đất: Chúng ta làm cỏ và có thể đem đống cỏ ấy đi nơi khác. Chúng ta ăn rau quả từ khu vườn và đem đổ thức ăn dư thừa vào nơi khác. Chúng ta hái hoa chung và rồi ném nó vào thùng rác khi chúng héo tàn. Chúng ta cắt cành tỉa lá và đem đổ đi nơi khác hay đốt chúng... Mỗi lần làm như thế là ta làm giảm nguồn cung cấp chất mùn cho đất. Thậm chí chúng ta còn dùng các chất hoá học độc hại (phân hoá học, thuốc trừ sâu bệnh...) giết chết vi sinh vật của đất !
Rõ ràng là chúng ta cần làm những việc để trả lại sự cân bằng cho khu vườn của chúng ta.
Mai Lan Thanh -TungLam Garden
(St & dịch)