I. Mở đầu
Những năm gần đây nhu cầu về hoa ở trong nước và trên thị trường quốc tế đang ngày càng trở nên lớn hơn và cấp thiết hơn. Nhiều chủng loại hoa mới được nhập nội vào Việt nam ồ ạt. Điều này chứng tỏ thị hiếu của người Việt Nam về hoa rất đa dạng.
Nghiên cứu về hoa cây cảnh trong nước mới chỉ tập trung tới các loại hoa nhập nội, hoa cao cấp như hoa hồng, hoa cúc, hoa lay ơn, hoa phong lan. Các đề tài chọn tạo, kỹ thuật thâm canh cũng chỉ mới đầu tư nghiên cứu cho các loại hoa đó. Các loại hoa trên thị trường chủ yếu do tư nhân mang giống từ nước ngoài về.
Trong khi đó hướng nghiên cứu khai thác các nguồn gen địa phương để tạo vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống hoa cây cảnh ở Việt nam hầu như còn bỏ ngỏ. Từ năm 1999 công tác chọn lọc, tuyển chọn hoa cây cảnh từ nguồn gen trong nước đã được Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt nam tiến hành. Giống hoa bụi Đuôi chồn đỏ thuộc loài riềng tía (Alpinia purpurata), chi riềng, họ gừng được Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật chọn lọc ra năm 2000, từ tập đoàn hoa cây cảnh địa phương. Đuôi chồn đỏ là loại cây lưu niên, hoa có hình dáng mới lạ, thời gian nở hoa và vòng đời hoa dài có thể sử dụng trồng làm hoa cảnh trong công viên, đại lộ, trong chậu hoặc làm hoa cắt.
II. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Vật liệu nghiên cứu
Tập đoàn hoa cây cảnh họ gừng đã thu thập ở Việt nam gồm 30 giống thuộc 18 loài.
2. Nội dung nghiên cứu
Mô tả, đánh giá các đặc điểm sinh nông học của các giống cây hoa từ tập doàn hiện có.
Chọn lọc, tuyển chọn giống hoa mới phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
Nghiên cứu các đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống hoa mới.
Nghiên cứu các kỹ thuật trồng phù hợp.
Nghiên cứu các biện pháp nhân giống tối ưu.
Thử nghiệm và phát triển vào sản xuất.
3. Phương pháp nghiên cứu
+ Các phương pháp mô tả và đánh giá các đặc tính sinh nông học, đặc điểm sinh trưởng phát triển theo phương pháp chuẩn đang thịnh hành trong và ngoài nước.
+ Thí nghiệm mật độ, thời vụ, tỉa chồi được bố trí theo các phương pháp chuẩn, hiện hành 3 lần nhắc mỗi lần nhắc 20 cây, mật độ 20000cây/ha.
+ Phân bón cho 1ha: phân chuồng 20 tấn, N150, P 120, K150.
+ Đánh giá sâu bệnh trên đồng ruộng theo phương pháp hiện hành của IPGRI.
+ Các phương pháp nhân giống truyền thống và in vitro.
+ Phương pháp cùng tham gia được sử dụng để đánh giá kết quả trồng thử nghiệm Đuôi chồn đỏ trong sản xuất
+ Số liệu thí nghiệm được sử lý thống kê.
(còn tiếp)
TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ, ThS. Vũ Linh Chi, TS.Đinh Thế Vu,KS. Nguyễn Như Hoa, PGS. TS.Lưu Ngọc Trình và KS. Hoàng Thị Huệ,