Hoa cúc đã trồng phổ biến ở Việt từ rất lâu. Từ xa xưa, chơi cúc đã là một thú chơi tao nhã của các bậc học sỹ và các gia đình giàu có của Việt Nam.
Trải qua nhiều năm, cùng với các kỹ thuật lai ghép, các phương pháp trồng hoa mới, chất lượng và chủng loại hoa
cúc ở Việt đã được cải thiện rất nhiều. Cho đến nay có khoảng trên 70 giống hoa cúc được trồng với mục đích cắt cành tại Việt Nam.
Nhóm đại đoá:
• Hoa
đơn: Màu vàng, trắng, đỏ, tím đỏ.
Hoa
lớn 6-7cm, cánh kép.
• Hoa chùm: Màu cam, vàng nghệ, vàng chanh, trắng... hoa 4-5 cm, cánh kép.
Nhóm hoa nhỏ: • Cúc Tổ ong: Màu trắng, vàng, vàng nghệ, xanh két, đỏ đậm, tím...Nhụy dạng tổ ong, nhiều hoa . Hoa 2-2,5cm
Cúc Vạn thọ: Màu trắng, vàng, cam, đỏ. Cánh kép phân bố kiểu hoa
vạn thọ.
Hoa 3-5cm
• Cúc Pingpong: Màu trắng, vàng. Cánh kép. Hoa toả đều 3-5cm • Cúc Cánh mai : Màu tím, hồng, đỏ, vàng nhạt, vàng đậm, vàng cháy, trắng, cam, cam đậm, nâu nhạt...Hoa 1-2 lớp cánh. Nhụy dạng hoa marguerite. Hoa 2,5-3cm • Cúc Cánh qùy: Màu tím, vàng. Hoa 1 lớp cánh mỏng. Hoa 4-5cm • Cúc Tiger: Màu vàng-đỏ, Tím-trắng. Hoa 1 lớp cánh, dạng muỗng. Hoa 2-2,5 cm Nhóm cúc tía:
• Tía có muỗng:, Trắng, vàng nghệ, Xanh két...Cánh kép.
Hoa 4-5 cm
• Tía không muỗng: Màu trắng, vàng tuơi, đỏ, xanh... Cánh kép dạng ống thẳng. Hoa 4-5 cm. Hoa cúc được trồng phổ biến tại nhiều vùng trồng hoa của nước ta. Trong đó các vùng trồng lớn nhất là làng hoa của Hà Nội, Mê Linh (Vĩnh Phúc), Nam Định và Đà Lạt. Hoa cúc được trồng làm cảnh tại Đà Lạt từ lâu nhưng thực sự trở thành sản phẩm kinh tế từ năm 1995. Cho đến nay có khoảng trên 70 giống hoa cúc được trồng với mục đích cắt cành tại Đà Lạt. Giống hoa cúc hiện nay chủ yếu xuất phát từ Hà Lan và du nhập vào Đà Lạt với nhiều hình thức khác nhau.
Trong khâu trồng và chăm sóc cây
hoa cúc, phòng trừ sâu bệnh đóng một vai trò quan trọng vì sâu bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng: giảm năng suất cây trồng, giảm phẩm chất nông sản, ảnh hưởng cơ cấu đất trồng, sức khỏe - đời sống con người và gia súc. Vì vậy, cần có các biện pháp phòng trừ hữu hiệu.
CÁC NHÓM BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH CÂY( HOA CÚC)
1. Biện pháp canh tác.
Đất cần được làm kĩ , phơi ải để tăng cường hoạt động của vi sinh vật háo khí, tăng cường lưu thông khí trong đất.
Làm cỏ xới xáo trong luống và rãnh luống đới để tránh lây lan bệnh tật, diệt bọ trĩ, bổ củi, nhộng của sâu đục thân. Luân canh với lúa nước để tiêu diệt các mầm mống gây hại. Bón phân đúng giai đoạn và đủ liều lượng.Bón vôi để hạn chế sùng, rải super lân để tiêu diệt ốc sên
Tưới đủ nước.Vào thời kì thu hoạch cần tránh đọng nước trên tuyến mật gây thối hoa và sâu bệnh phát triển..
2. Biện pháp vật lý cơ giới
Dùng bả chua ngọt, dùng tay ngắt bỏ ổ trứng, tiêu hủy các bộ phận bị sâu non phá hoại.
Dùng pheromone làm chất dẫn dụ sinh dục của con cái.
Xử lí kho hạt giống bằng hơi nước nóng
3. Phương pháp sinh học.
Sử dụng chế phẩm vi sinh vật gây hại như V.H.Z Biotrol, Biospor, Muscadin A45M-IccP...
Sử dụng côn trùng bắt mồi và kí sinh như bọ rùa, ong kí sinh, nhộng...để diệt rệp.
Sử dụng động vật ăn thịt và chim để tiêu diệt sâu hại. Chim ăn sâu hại
4. Biện pháp hóa học
Hiệu quả cao, rộng.
Tiêu diệt nhanh.
Mất cân bằng sinh thái Hình thành giống nhờn thuốc Đối với cây hoa cúc thường dùng Anvil 5 SC, Topsin, Kasuran, Derosal, Rovral...
Cây hoa
cúc thường bị bệnh nguy hiểm nhất là bệnh rĩ sắt làm cho lá xuất hiện những chấm nhỏ hơi đỏ, cháy lá...
Thường dùng :
Bavistin nồng độ 0,15-0,2%
Zineb BTN 0,1-0,3%
Topsin – M 70 NP 0,05- 0,1%
Bệnh rỉ sắt trên hoa cúc
5. Kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch đối ngoại: nhập những giống hoa
cúc sạch bệnh, đã qua kiểm dịch Kiểm dịch đối nội: ngăn chặn sự lây lan bệnh tật từ vùng này sang vùng khác. 6. Phòng trừ tổng hợp. Sử dụng tất cả các phương pháp phòng trừ dịch hại một cách hài hòa, khoa học. VD:Quy trình quản lý rệp gây hại hoa cúc gồm:
1.dùng giống hoa
cúc chống chịu với rệp
2. vệ sinh đồng ruộng, cày ải và tiêu độc đất
3.kiểm tra tiêu diệt rệp bằng tay hay hồ gạo nếp.
4.theo dõi kiểm tra định kì để phát hiện sớm rệp
5.dùng ong kí sinh, bọ cánh cứng để diệt rệp
6. khi nồng độ rệp lên tới ngưỡng phòng trừ nên sử dụng thuốc suprecide40ND, Bassa, Karate2,5 EC, Otafoc400 EC...
09:51 03/01/2014 Những loài hoa màu tím kiêu sa
11:26 12/04/2013 Mùa hoa chuông tím ở xứ sương mù
11:53 02/04/2013 Vẻ đẹp dung dị của mận Tam Hoa
14:31 26/03/2013 Hoa Loa kèn đỏ (Amaryllis) tượng trưng cho lòng kiêu hãnh
14:32 26/03/2013 Hoa Thạch thảo (Aster) – tượng trưng cho tình yêu và vẻ...
15:02 14/03/2013 Hoa tử la lan cho tình cảm nồng nàn
10:02 11/03/2013 Hoa Cỏ chân ngỗng – tình yêu lụi tàn
14:42 07/03/2013 Vườn hồng Portland rực rỡ trong nắng hè
14:01 06/03/2013 Hoa Mua thanh khiết giữa núi rừng
09:26 06/03/2013 Mang đến màu xanh cho không gian nhà mùa hè (phần 2)
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+