Vạn tuế (Cycas sp.) là một trong những lọai cây cảnh tương đối dễ tính, dễ trồng, tuy nhiên trong qúa trình sống của nó nếu không chú ý và biết cách phòng ngừa thì chúng cũng dễ bị chết bởi một số lọai sâu bệnh, nhất là con rệp sáp vẩy (Chrysomphalus ficus) thuộc họ Diaspididae. Qua quan sát thực tế trong các vườn kiểng gia đình ở các tỉnh phía Nam chúng tôi thấy thời gian gần đây lọai rệp này đã phát sinh và gây hại tương đối phổ biến trên cây vạn tuế so với trước đây.
Trên lá cây, ban đầu chỉ là một vài con nhìn giống như những cái vẩy mầu trắng nhỏ xíu cỡ một, hai ly bám chặt vào gốc của cuống lá kép chẳng mấy ai để ý, nhưng do tốc độ sinh sản của chúng rất nhanh nên khi gặp điều kiện thuận lợi chỉ cần người chơi sơ ý không thăm nom quan sát cây một thời gian nắn thì chúng đã sinh sôi nẩy nở bám trắng cả mặt dưới của phiến lá chét và xung quanh gốc của cuống lá kép, thậm chí trên cả bề mặt của ngọn cây. Lọai rệp này nằm bất động một chỗ, chích hút nhựa của cây làm cho lá cây vàng dần, nếu mật số cao có thể làm lá trở nên vàng úa nặng và chết khô. Qua tiếp xúc chúng tôi được biết đã có những người mới chơi lọai cây kiểng này do chưa có kinh nghiệm cứ tưởng đây là một lọai nấm bệnh mầu trắng gây hại nên đã mua nhiều lọai thuốc trừ bệnh về phun xịt nhưng chẳng thấy có kết qủa, và cuối cùng vẫn “tiền mất tật mang”.
Để hạn chế tác hại của rệp, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:
- Khi mua cây giống, hoặc khi tách chiết cây giống từ cây mẹ trong vườn ra trồng cần kiểm tra kỹ nếu phát hiện thấy có rệp thì phải diệt trừ chúng triệt để bằng cách dùng bàn chải họac cây cọ sơn (lọai có lông cứng) cọ rửa thật kỹ những chỗ có rệp bu bám để rửa trôi hết rệp trước khi đem cây giống đi trồng.
- Trong quá trình chăm sóc, nếu phát hiện có con rệp nào thì dùng tay tuốt bỏ rồi giết ngay để hạn chế rệp sinh sôi tạo mật số cao.
- Nếu cây đã bị rệp gây hại nặng, nên cắt bỏ những lá có mật số rệp cao đem tiêu hủy, số còn lại tùy theo mật số còn nhiều hay ít mà có thể bắt diệt bằng tay, cọ rửa bằng bàn chải, cọ sơn hay dùng thuốc để phun xịt.
- Nếu số cây bị rệp hại không nhiều nên dùng bàn chải hoặc cọ sơn cọ rửa sạch rệp trên lá, trên cây, sau đó dùng vòi nước xịt rửa kỹ xung quanh gốc để rửa trôi rệp ra khỏi vùng gốc, rễ của cây.
- Có thể sử dụng một số lọai thuốc trừ sâu thuộc nhóm nội hấp, xông hơi hoặc thấm sâu như: Monster 40EC/75 WP; Bian 40EC; Lebaycid 50EC; Selecron 500EC; Mospilan 3EC; Oncol 20EC... hoặc dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC để phun xịt.
Theo kinh nghiệm của một số người chơi hoa kiểng ở Tiền Giang, Bến Tre thì sau khi xịt thuốc khoảng một, hai ngày nên dùng vòi bơm nước có áp suất mạnh xịt rửa cho hết những con rệp còn đang ngắc ngoải chưa chết hẳn thì cây sẽ lâu bị rệp hại trở lại. Sau khi xịt thuốc, nếu có thể được nên dùng bao hoặc vải nilon bao trùm kín cây một, hai ngày để thuốc có thời gian xông hơi tiếp tục diệt những con rệp còn nằm ẩn lấp trong các khe kẽ của cây. Do những lọai thuốc đã nêu ít có khả năng diệt được trứng của rệp, nên sau khi xịt những trứng còn lại tiếp tục nở ra rệp non. Vì thế sau khi xịt khoảng 3-5 ngày, nên xịt tiếp một đợt thuốc thứ hai để tiếp tục tiêu diệt những rệp non mới nở. Khi xịt nên ưu tiên tập trung xịt thật đậm vào những vị trí có nhiều rệp bu bám.
NGUYỄN VŨ
09:51 03/01/2014 Những loài hoa màu tím kiêu sa
11:26 12/04/2013 Mùa hoa chuông tím ở xứ sương mù
11:53 02/04/2013 Vẻ đẹp dung dị của mận Tam Hoa
14:31 26/03/2013 Hoa Loa kèn đỏ (Amaryllis) tượng trưng cho lòng kiêu hãnh
14:32 26/03/2013 Hoa Thạch thảo (Aster) – tượng trưng cho tình yêu và vẻ...
15:02 14/03/2013 Hoa tử la lan cho tình cảm nồng nàn
10:02 11/03/2013 Hoa Cỏ chân ngỗng – tình yêu lụi tàn
14:42 07/03/2013 Vườn hồng Portland rực rỡ trong nắng hè
14:01 06/03/2013 Hoa Mua thanh khiết giữa núi rừng
09:26 06/03/2013 Mang đến màu xanh cho không gian nhà mùa hè (phần 2)
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+