1- CẤU TẠO DẠNG SỐNG Ở THỰC VẬT
Cây gỗ: Cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp
Cây gỗ: Cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp hoá gỗ, thân chính phát triển mạnh, trên thân chinh phân cành bên và chồi mang vòm lá. Thân chinh của cây gỗ to, nhỏ, cao, thấp, có cành nhánh nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng loài. Thân khá cao, tới 25 – 40m hay hơn.
Vi dụ: Bạch đàn trắng Eucalyptus camadulensis, Bàng Terminalia catappa.
Cây bụi: Cây thân gỗ nhiều năm, thân chính không có hoặc kém phát triển, cành nhánh bắt đầu từ gốc của thân chinh. Chiều cao của cây bụi thường không vượt quá 7m.
Ví dụ: Sim Rhodomyrtus tomentosa. Những cây bụi có cành hóa gỗ dựa vào những cây khác mà leo lên gọi là cây bụi leo Vi dụ: Cây hoa giấy Bougainvillea spectabilis.Cây thảo: Cây có thân nằm trên mặt đất, thân cây khôg hóa gỗ, chết lụi vào cuối thời kỳ tạo quả.
Vi dụ: Mã đề, Cỏ màn trầu.
Tùy theo số năm tồn tại mà phân biệt ra:
Cây thảo một năm: Cây thảo hoàn thành một chu kỳ sống trong một thời kỳ sinh dưỡng (một mùa hoặc một năm).
Cây thảo hai năm:Trong năm đầu, chỉ phát triển lá gần gốc rễ, vào năm thứ hai, mới xuất hiện thân mang hoa và quả, và sau đó cây sẽ bị chết.
Cây thảo nhiều năm: Cây thảo sống dai nhờ có thân ngầm sống dai nhiều năm, còn phần trên mặt đất sẽ chết đi hàng năm.
Cây leo: Cây có thân mềm, không mọc thẳng đứng được, phải dựa vào các cây khác hay các vật thể làm giá tựa hoặc nhờ các cơ quan đặc biệt như tua cuốn, móc, rễ phụ, nhánh hoặc lá.
2 – CẤU TẠO HÌNH THÁI THÂN, CÀNH, GỖ Ở THỰC VẬT
3 – CẤU TẠO HÌNH THÁI HOA Ở THỰC VẬT
Hoa: Hoa là cơ quan sinh sản đặc trưng của Thực vật hạt
Hoa: Hoa là cơ quan sinh sản đặc trưng của Thực vật hạt kín hay thực vật có hoa. Hoa thường ở ngọn thân hoặc cành. Cấu tạo của hoa điển hình gồm có: cuống hoa, đế hoa, đài và tràng (họp thành bao hoa), bộ nhị và bộ nhụy (bộ phận có chức năng sinh sản). Bộ nhị gồm có nhiều hay it nhị mỗi nhị có chỉ nhị mang các bao phấn chứa nhiều hạt phấn. Bộ nhụy gồm một đến nhiều lá noãn tạo thành nhụy, có bầu, vòi nhụy và đầu nhụy hay núm nhụy. Trong bầu có nhiều hay it noãn.
Hình dạng, màu sắc, mùi hương, số lượng các thành phần trong hoa thay đổi tùy từng loại cây.
Các dạng tràng hoa thường gặp là:
Tràng cánh phân: Các cánh hoa xếp bên nhau, nhưng không dính liền nhau ngay ở gốc cánh. Tràng cánh phân đều ở tràng hoa họ Cải Brassicaceae. Tràng cánh phân không đều như tràng cánh bướm ở hoa họ Đậu – Fabaceae.
Tràng cánh hợp: Các cánh hoa dính với nhau hoàn toàn hoặc chỉ dính ở gốc. Thường gặp các dạng tràng hoa dạng ống, dạng phễu, dạng chuông, dạng đàn, hình bánh xe (dạng vòng), hai môi, hình lưỡi.
Các kiểu cụm hoa: Hoa có thể mọc riêng lẻ, nhưng thường tập hợp thành cụm hoa (hay hoa tự, phát hoa). Trục của cụm hoa có thể đơn hay phân nhánh. Trục hoa chỉ có các lá bắc đơn giản. Các lá bắc này có khi họp thành bao chung. Số lượng hoa trong một cụm hoa có từ một hoa cho tới hàng vạn hoa.
Các kiểu cụm hoa thường gặp là:
Cụm hoa chùm: Chùm được cấu tạo bởi một trục có độ dài khác nhau mang một số hoa phân bố trên chiều dài của trục. Hoa mọc ở nách lá bắc, mỗi hoa có một cuống nhỏ gần bằng nhau. Như các kiểu cụm hoa họ Đậu – Fabaceae.
Cụm hoa chùm kép: Chùm hoa mà trong đó trục chính dài và phát triển phân nhánh đơn như chùm, còn các nhánh bên là những chùm nhỏ. Như cụm hoa Nho, Quế.
Nếu các trục thứ cấp đơn hay kép xuất phát từ nhiều điểm khác nhau của trục sơ cấp và có chiều dài giảm dần từ thấp đến cao, toàn bộ cụm hoa có hình nón, thì đó là cụm hoa chùy.
Cụm hoa bông: Cụm hoa chùm mang hoa không cuống hoặc có cuống rất ngắn, do đó các hoa tựa như đính trên trục của cụm hoa. Còn gọi là gié. Như hoa họCỏ – Poaceae.
Cụm hoa bông mo: Bông có một trục mang hoa không cuống, bao bọc bởi một lá bắc to(mo). Bông mo có thể không phân nhánh như cụm hoa họ Ráy – Araceae, hoặc phân nhánh như cụm hoa họ Cau – Arecaceae.
Cụm hoa tán: Cụm hoa trong đó các nhánh cùng xuất phát từ một điểm và toả ra đều nhau, nên các hoa nằm trên cùng một mặt phẳng. Như hoa Hành, Tỏi và các cây họ Hoa tán.
Cụm hoa tán kép: Tán trong đó mỗi nhánh của tán mang một tán con, có một bao chung nhỏ kèm theo. Như tán kép của một số loài cây thuộc họ Hoa tán – Apiaceae (Cà rốt, Thìa là…).
Cụm hoa ngù: Cụm hoa chùm có các cuống cấp hai ở trên những điểm khác nhau của thân nhưng đều cũng đạt tới một mức độ ngang nhau, có dạng chung hình tán. Như cụm hoa cây Mận.
Cụm hoa xim: Cụm hoa có hạn trong đó mỗi cuống hoa tận cùng bởi một hoa và từ đó, ngừng sinh trưởng. Xim bò cạp có các hoa chỉ tập trung theo một phía của hợp trục, tạo cho cụm hoa có dạng đuôi bò cạp. Còn ở cụm hoa xim co, các trục hầu như co ngắn lại tới mức tối thiểu, hoa bị thui nhiều, cụm hoa trở thành không đều.
Cụm hoa hình rổ: Các hoa không cuống hay gần như không cuống xếp sít nhau trên trục thành khối hình cầu, ở các hoa họ Cúc, các hoa không cuống đinh trên một trục rất ngắn, có phần tận cùng phát triển dày và rộng, lõm, phẳng hoặc có khi lồi. Mỗi hoa mọc ở kẽ một lá bắc riêng gọi là vẩy, các lá bắc ngoài không sinh sản, tập trung xung quanh cụm hoa thành bao chung để bảo vệ cụm hoa khi còn là nụ. Còn gọi là đầu trạng, hoa dầu. Như hoa cây họ Cúc – Asteraceae.
4 -CẤU TẠO HÌNH THÁI QUẢ Ở THỰC VẬT
Cây gỗ: Cây sống nhiều năm, có thân sinh trưởng thứ cấp
Quả: Quả hay trái cây là cơ quan của thực vật hạt kín phát triển từ hoa sau khi thụ tinh: nó bảo vệ và phát tán hạt khi quả chín. Quả có thể đơn (do một bầu phát triển) hoặc kép (do nhiều bầu của cả cụm hoa phát triển).
Vỏ quả là vách của quả, phát triển từ vách của bầu. Nó gồm ba lớp là vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa và vỏ quả trong. Vỏ quả giữa là phần chủ yếu, có chứa các chất dự trữ, mọng nước, nạc hay không. Còn vỏ quả trong, có khi hoá gỗ và phân biệt với vỏ quả giữa (như ở Đào, Mận, Dừa), có khi phát triển thành những lông tuyến mọng nước (như tép của Cam, Quít, Bưởi).
Cũng có những loại quả mà vỏ quả khô đi và khi chín sẽ nứt ra (quả nang, quả đại, quả đậu, quả hộp) hay không nứt ra (quả bế, quả có cánh).
Ta thường gặp các dạng quả sau: quả bế, quả kiên, quả chóc, quả có cánh, quả đại, quả đậu, quả cải, quả cải nhỏ, quả hộp, quả hạch. Còn những dạng quả kép như quả tụ, quả phức.
Quả bế: Quả khô không mở do một hoặc nhiều lá noãn tạo thành nhưng chỉ có một ở trong đó chứa một hạt, vỏ hạt riêng biệt với vỏ quả. Quả bế có khi có phần phụ kéo dài hình sợi như chiếc dù, giúp cho sự phát tán. Như quả của nhiều cây họ Cúc – Asteraceae.
Quả kiên: Vỏ quả ngoài cứng lại, hoá gỗ, không mở, chứa một hạt, xếp từ 1 – 3 quả trong một bao chung hình cái đấu bao ở gốc. Như quả của cây hạt Dẻ.
Quả thóc hay quả đĩnh: Quả khi khô, chín không mở, vỏ quả và vỏ hạt dính liền nhau, ngoài quả thường có một rãnh nhỏ, lông tơ hay gờ nổi. Như quả cây họ Cỏ – Poaceae.
Quả có cánh hay quả đực: Quả khó không mở. Trên quả có phần phụ là những cánh mỏng, phẳng do đài phát triển lên hoặc những gờ mỏng chạy xung quanh do vỏ quả ngoài tạo thành.
Quả đại: Quả khô khi chín mở theo một đường nứt dọc thành hai mảnh nhỏ dính liền nhau. Quả một ô do một lá noãn tạo thành, trong chứa một hoặc nhiều hạt.
Quả đậu hay quả giáp: Quả khô một ô, thường tự mở theo hai khe dọc, một theo đường bụng, một theo đường lưng của mép lá noãn thành 2 mảnh vỏ, mỗi mảnh đều mang một dây hạt. Như quả cây họ Đậu Fabaceae.
Quả cải hay quả giác: Quả khi khó chín, nứt ra theo 4 đường dọc, mở thành 2 mảnh vỏ để lại một vách ngăn ở giữa mang hạt. Thường quả có hình trụ, chiều dài gấp nhiều lần ơn chiều rộng một it. Như quả cây họ Cải Brassicaceae.
Quả nang: Quả do một số lá noãn tạo thành, khi khó mở ra theo các cách: mở vạch, mở lỗ, mở ngăn, mở bằng nắp (quả hộp).
Quả thịt: Quả do một số lá noãn hợp thành, thường mềm hay nạc, không mở. Vỏ quả ngoài thường dai, vỏ quả giữa và vỏ quả trong hoá thịt (cơm quả) chứa nhiều dịch.
Quả hạch: Quả thịt không mở, thường chỉ có các lớp vỏ bao bọc một hạt, vỏ quả ngoài tương đối mỏng, nạc hay dai, vỏ quả giữa nạc là phần thịt, còn vỏ quả trong hoá gỗ, tạo thành hạch cứng bao lấy hạt. Như quả Đào, quả Táo.
Quả tụ: Quả hình thành bởi một hoa mà bộ nhụy gồm một tập hợp nhiều lá noãn xếp sít nhau, nhưng không hàn liền. Như quả cây Dâu tây, quả cây Hoa hồng.
Quả phức: Quả hình thành do một khối nguyên vẹn của nhiều hoa độc lập tụ họp lại mà thành. Nói cách khác, quả phức là quả do cả một cụm hoa tạo nên. Như quả Sung, Ngái, Mít, Dứa.
5 – CẤU TẠO HÌNH THÁI LÁ Ở THỰC VẬT
Lá: Lá là cơ quan sinh dưỡng của thực vật có chất diệp lục giữ chức năng quang hợp và thoát hơi nước. Lá thông thường là dẹt và đối xứng hai bên, có kích thước xác định và phát triển tới hạn tùy theo từng loài thực vật. Lá phát triển từ thân hoặc cành và thường có chồi ở nách.
Lá đầy đủ thường có phiến lá, cuống lá và lá kèm. Có những loại lá không có lá kèm hoặc không có cuống. Phiến lá có đầu lá hay chóp lá, gốc lá, mép lá, hệ gân lá (gân chính, gân bên và các gân phụ) và phần thịt của lá. Ở phần lớn Thực vật một lá mầm, phần gốc cuống lá phình rộng thành hình cái bao ôm lấy thân, gọi là bẹ lá, ở hai bên bẹ lá hoặc ở hai bên gốc phiến lá, có phần kéo dài gọi là tai lá. ở mặt trên của lá, ngăn cách gốc phiến lá với bẹ lá có lưỡi bẹ (hay thìa lìa) thường ôm lấy thân cây.
Các kiểu lá: Thông thường, chúng ta hay gặp kiểu lá đơn với nhiều hình dạng khác nhau: hình kim, hình vẩy, hình dải (hay hình vạch), hình ngọn giáo, hình trái xoan, hình bầu dục, hình trứng, hình tim, hình thận, hình tam giác, hình khiên, hình mũi lao (hay hình kích).
Ngoài kiểu lá đơn, còn có kiểu lá kép. Lá kép có phiến lá phân chia thành nhiều thùy hoặc nhiều lá chét, có cuống hoặc không có cuống, đính vào cuống lá kép và thường gặp là:
Lá kép chẻ ngón: Lá kép có nhiều lá chét đính tại một điểm của cuống lá chính. Xòe ra dạng bàn tay.
Lá kép chân vịt: Lá chét có những thùy nông hoặc sâu, dạng chân vịt.
Lá kép lông chim: Lá kép có các lá chét sắp xếp hai dãy trên cuống lá chính, dạng lông chim. Thường gặp nhiều dạng khác nhau:
Lá kép lông chim chẵn: Có các lá chét mọc đối
Lá kép lông chim lẻ: Ngoài các lá chét mọc đối còn có một lá chét ở đỉnh;
Lá kép lông chim hai lần (lẻ hay chẵn): Là lá kép có hai lần dãy lá chét dạng lông chim lẻ hay chẵn.
Mép lá: Còn gọi là bờ của phiến lá. Có nhiều dạng mép lá: nguyên, xẻ răng cưa, răng cưa to, răng cưa nhỏ, tai bèo, lượn sóng, lượn sóng sâu, nhăn nheo, lông chim, lông chim sâu, chia thùy lông chim, xẻ lông chim, lông chim ngược, chẻ thùy chân vịt và mép lá xẻ.
Kiểu xếp lá: Là kiểu phân bố của các lá cây trên thân hoặc cành cây theo một quy luật xác định, đặc trưng cho từng loài. Những kiểu thường gặp là:
Lá mọc so le: Ở mỗi mấu chỉ mang một lá. Các lá thường phân bố theo đường xoắn ốc.
Lá mọc đối: Các lá mọc đối nhau trên một mấu của cành, thân. Cặp lá trên và cặp lá dưới không che lấp nhau.
Lá mọc vòng: Lá xếp ba cái một hoặc nhiều hơn ở mỗi mấu thành từng vòng lá riêng biệt.
Lá mọc cụm: Số lượng lá nhiều, đốt rất ngắn; các lá tạo thành bó.
Nguồn: http://cayxanhviet.com
09:51 03/01/2014 Những loài hoa màu tím kiêu sa
11:26 12/04/2013 Mùa hoa chuông tím ở xứ sương mù
11:53 02/04/2013 Vẻ đẹp dung dị của mận Tam Hoa
14:31 26/03/2013 Hoa Loa kèn đỏ (Amaryllis) tượng trưng cho lòng kiêu hãnh
14:32 26/03/2013 Hoa Thạch thảo (Aster) – tượng trưng cho tình yêu và vẻ...
15:02 14/03/2013 Hoa tử la lan cho tình cảm nồng nàn
10:02 11/03/2013 Hoa Cỏ chân ngỗng – tình yêu lụi tàn
14:42 07/03/2013 Vườn hồng Portland rực rỡ trong nắng hè
14:01 06/03/2013 Hoa Mua thanh khiết giữa núi rừng
09:26 06/03/2013 Mang đến màu xanh cho không gian nhà mùa hè (phần 2)
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+