6 – CẤU TẠO HÌNH THÁI BAO PHẤN Ở THỰC VẬT
Bao phấn (Anthera) là bộ phận quan trọng của nhị, có dạng túi dài, nằm trên 1 cuống gọi là chỉ nhị. Mỗi bao phấn có 1-2 ô phấn trong chứ nhiều hạt phấn
Bao phấn đính hình mũi tên: Là bao phấn có 2 ô phấn hơi tách xa nhau, nằm xiên trên đầu chỉ nhị
Bao phấn đính chữ đinh: là bao phấn có phần nằm ngang ở đầu chỉ nhị
Bao phấn đính gốc: là bao phấn đính vào chỉ nhị ở 1/2 hoăc 1/3 phía gốc trung đới
Bao phấn đính lưng: là bao phấn chỉ đính vào chỉ nhị ở 1 điểm của trung đới (không phải là ở đỉnh và gốc)
Bao phấn đính rời: là bao phấn có 2 ô phấn hoàn toàn rời nhau, nằm ngang ở đầu chỉ nhị thành 1 đường thẳng
Bao phấn hướng ngoài: là bao phấn nằm ở trong hoa có mặt nở của bao phấn đối diện với cánh hoa, quay lưng vào phía nhụy
Bao phấn hướng trong: là bao phấn nằm ở trong hoa có mặt nở của bao phấn đối diện với nhụy, lưng quay ra phía cánh hoa.
Bao phấn mở dọc: lá bao phấn mở theo hai đường thẳng dọc hai ô phấn (hoặc một đường dọc nếu có một ô phấn)
Bao phấn mở lỗ: là bao phấn mở thành lỗ nhỏ ở đỉnh hay gần đỉnh các ô phấn
Bao phấn mở nắp: là bao phấn ở những chỗ nhất định, vách bao phấn nứt ra và bật cong lên làm thành những lỗ có nắp để hạt phấn bay ra ngoài.
Bao phấn đính hoàn toàn: là bao phấn đính vào chỉ nhị trên suốt dọc trung đới.
Rễ: Rễ là một trong ba bộ phận dinh dưỡng quan trọng của thực vật bậc cao, làm nhiệm vụ giữ cây đứng vững và hút chất dinh dưỡng từ đất lên để lá quang hợp nuôi cây.
Rễ chính hay rễ cái: Rễ phát triển từ rễ mầm, thường mọc sâu thẳng đứng vào trong đất; từ rễ chinh phát triển ra những rễ bên. Rễ chinh mập khỏe, thường mọc thẳng xuống đất mang nhiều rễ con ít phát triển hơn.
Rễ chùm: Tập hợp nhiều rễ có chiều dài gần bằng nhau, ít phân nhánh mọc từ cổ rễ. Loại rễ này đặc trưng cho hệ rễ thực vật một lá mầm.
Rễ củ: Rễ có chức năng dự trữ chất hữu cơ, trong rễ có nhiều saccharose, tinh bột, chất khoáng, vitamin… được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp, thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc.
Vi dụ: rễ Bách bộ, rễ Sắn…
8 – CẤU TẠO HÌNH THÁI THÂN Ở THỰC VẬT
hân: Cơ quan dinh dưỡng của cây nằm trung gian giữa lá và rễ, là con đường dẫn truyền nhựa, tích lũy chất dự trữ và sinh sản. Tùy theo vị tri không gian mà chia ra các loại thân:
Thân bò lan: Thân bắt đầu từ cổ rễ, vươn dài trên mặt đất và tận cùng là một chồi. Chồi này phát triển thành một vòng lá mới và mọc rễ mới.Từ đó lại sinh ra một thân bò lan khác và cứ tiếp tục như thế; như thân cây Rau má, cây Dâu tây
Rau đắng biển – Bacopa monnieri
Ảnh theo nybg.org
Thân leo: Thân của cây leo chỉ có thể vươn dài lên nhờ bám vào một cọc hay trụ làm giá tựa, hoặc bởi các tua cuốn hay rễ móc: như cây leo họ Đậu – Fabaceae.
Thân quấn: Thân mềm yếu, không thể đứng thẳng, phải quấn vào giá tựa hoặc cây khác để vươn lên. Như thân quấn của cây họ Nho Vitaceae, họ Bầu bí – Cucurbitaceae, Họ Củ nâu – Dioscoreaceae
(Ảnh: Neelima Sinha/UC Davis)
Thân rễ: Thân dưới đất của cây thảo nhiều năm. Trên thân rễ, thường thấy rõ những vết sẹo của những thân mang hoa của các năm trước. Thân rễ cũng có chồi đỉnh, chồi nách, đốt và gióng, các lá nhỏ dạng vẩy hoặc dạng màng mỏng.
Thân hành: Thân ngầm dưới đất dạng quả lê, dạng trứng hoặc cầu dẹt như là một cái thân ngắn mang nhiều lá biến đổi thành dạng vẩy úp lên nhau. Vẩy ngoài khô dai làm nhiệm vụ che chở, vẩy trong nạc, mọng nước có chức năng dự trữ, ở khoảng giữa hành là những lá phát triển thành lá sinh dưỡng và chồi sẽ tạo thành cán hoa. Hành có thể có nhiều chồi nách. Hành sống dai dưới đất.
9 – Dạng sống của thực vật
Cây gỗ, cây thảo, cây dây leo, cây bì sinh… là những từ ngữ rất thông dụng trong đời sống nói chung và trong thực vật học nói riêng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết có sự khác biệt giữa dạng sống (life form) và dạng cây (habit), ở đó, dạng sống được coi là một chuẩn trong nghiên cứu thực vật học, hình thái học thực vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các khái niệm về dạng sống thực vật của Raunkiær – nhà thực vật học người Đan Mạch, người đầu tiên đưa ra khái niệm về các dạng sống và tiến hành đánh giá sự đa dạng của các khu hệ thực vật ở các vùng miền khác nhau và toàn thế giới thông qua tổ hợp dạng sống của tất cả các loài cây trong đó, được gọi là phổ dạng sống (SB = Spectrum Biology). Lần đầu tiên ông đưa ra các khái niệm này là năm 1904 tại tuyển tập tạp chí thực vật Tidsskrift, bản mô tả đầy đủ sau đó được xuất bản cùng năm bằng tiếng Pháp. Ông tiếp tục mô tả tỉ mỉ, chi tiết hơn và năm 1907 cho xuất bản bằng tiếng Đan Mạch. Bản thảo đầu tiên và phiên bản năm 1907 rất lâu sau đó mới được xuất bản bằng tiếng Anh bởi các cộng sự của ông.
Sơ họa các nhóm dạng sống chính từng bước được cải tiến và chỉnh sửa bởi nhiều tác giả nhưng nhìn chung nó được khái quát theo hình dưới đây (Christen Christensen Raunkiær, 1934)
1. Phanerophyte (Chồi trên)
2-3 Chamaephytes (Chồi sát đất)
4. Hemicryptophyte (Chồi nửa ẩn)
5-6 Geophytes (cryptophytes, chồi ẩn trong đất)
7. Helophyte (chồi bám bùn)
8-9. Hydrophytes (chồi trong nước)
Các dạng sống Therophyte (cây một năm),
Aerophyte (cây khí sinh)
và Epiphyte (cây bì sinh hay phụ sinh) không được thể hiện.
Theo hệ thống phân chia dạng sống thực vật của Raunkiær, thực vật có các nhóm dạng sống chính, phân biệt theo vị trí của chồi mầm trong mùa khắc nghiệt nhất đối với sinh trưởng thường niên của chúng (ví dụ là mặt đất, mặt đất bị phủ tuyết, nước, bùn,…), đó là:
Nhóm cây chồi trên (Phanerophytes) – Ký hiệu Ph
Bao gồm các cây, thường là những cây gỗ nhiều năm, có chồi búp cao trên 25cm so với mặt đất , ví dụ: cây gỗ, cây bụi và cũng gồm cả những cây bì sinh, nhóm này được Raunkiær bổ sung sau này. Chi tiết hơn, nhóm này gồm megaphanerophytes (cây gỗ lớn), mesophanerophytes (cây gỗ vừa) nanophanerophytes (cây bụi) và các đặc trưng khác như tình trạng bộ lá trong năm (thường xanh hay rụng lá), có hay không có chồi búp hay chồi bảo vệ, cây mọng nước hoặc cây bì sinh.
Chi tiết hơn, các dạng sống của nhóm cây chồi trên gồm:
Megaphanerophytes – Cây gỗ lớn: gồm các cây gỗ to lớn, chiều cao trên 30m – Ký hiệu là Mg.
Mesophanerophytes – Cây gỗ vừa: gòm các cây gỗ có chiều cao trung bình từ 8 đến 30m – Ký hiệu là Me
Microphanerophytes – Cây gỗ nhỏ: gồm những cây gỗ có chiều cao trung bình từ 2 đến 8m – Ký hiệu là Mi.
Nanophanrophytes – Cây bụi hoặc cây thân gỗ có nhiều cao từ 25cm đến 8m – Ký hiệu là Na.
Mega-Mesophanerophytes – Cây gỗ vừa và lớn: gồm những cây gỗ có chiều cao trên 8m có thể được gộp thành một nhóm – Ký hiệu là MM.
Ngoài ra, sau khi nghiên cứu ở các khu vực nhiệt đới ẩm, Raunkiær còn bổ sung thêm các dạng khác gồm:
Lianas phanerophytes – Cây chồi trên leo quấn: là những cây có thể thân thảo hoặc thân gỗ nhưng phải dựa vào những cây khác hoặc giá thể cứng để leo, dựa vào để vươn lên – Ký hiệu Lp.
Epiphytes phanerophytes – Cây bì sinh, phụ sinh: là những cây thân thảo hoặc thân gỗ nhưng không mọc từ đất lên mà bì sinh, sống bám, sống nhờ vào cây khác, bao gồm cả những cây bì sinh thân gỗ, ban đầu chúng chỉ sống bám vào cây chủ nhưng sau khi phát triển, hệ rễ khí sinh hóa gỗ của nó có thể bao trùm toàn bộ hoặc phần lớn cây chủ nên làm chết hoặc hạn chế tối đa sinh trưởng của cây chủ, đây là hiện tượng phổ biến ở khu vực rừng nhiệt đới mưa ẩm, hiện tượng bóp cổ, thường xảy ra với các loài thuộc chi Ficu (Sung, Si, Đa bóp cổ) – Ký hiệu là Ep.
Herb phanerophytes – Cây chồi trên thân thảo: là những cây chồi trên không có chất gỗ, sống nhiều năm, trong mùa bất lợi với sinh trưởng chúng vẩn không bị tàn héo – Ký hiệu là Hp (không nhầm với Ph là nhóm cây chồi trên).
Succelent phanerophytes – Cây chồi trên mọng nước: là những cây chồi trên thân thảo, không có chất gỗ và tích nhiều chất dinh dưỡng trong thân dẫn đến mọng nước, đây là dạng sống rất phổ biến ở các vùng sa mạc, khô hạn – Ký hiệu là Sp.
Nhóm cây chồi sát đất (Chamaephytes) – Ký hiệu Ch
Bao gồm những cây có chồi búp trên và chồi non lan sát mặt đất, những cây thân gỗ nhiều năm mọc rất sát mặt đất, cao không quá 25cm so với mặt đất, ví dụ như dâu tây, dừa cạn…
Nhóm cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – Ký hiệu Hm
Cây có chồi ở dưới, sát ngay mặt đất, ví dụ: trúc, bồ công anh… gồm các dạng chi tiết hơn như
Cây có chồi nửa ẩn nguyên thủy (Protohemicryptophytes): chỉ tính lá ở thân
Bụi hoa hồng: tính cả lá thân và gốc
Dạng bụi hoa hồng: chỉ tính đến lá ở gốc
Nhóm cây chồi ẩn (Cryptophytes) – Ký hiệu Cr
Gồm các cây có chồi ở hẳn dưới đất, dưới nước. Đó là chồi ngủ đông ở hẳn dưới so với mặt đất, ví dụ: thân rễ, hành, căn hành… hoặc chồi ngủ đông chìm trong nước. Nhóm này gồm 3 loại:
Chồi trong đất (Geophytes): Chồi ngủ đông trong đất khô, ví dụ: Nghệ, Hoa tu líp… có thể phân chia chi tiết thành các dạng như thân rễ, thân ngầm, căn hành, hành và củ.
Chồi bám bùn (Helophytes): chồi bám sát mặt bùn, ví dụ: sậy, Cúc vạn thọ đầm lầy…
Chồi trong nước (Hydrophytes): chồi chìm hẳn trong nước, ví dụ: Hoa súng, rong lá sắn…
Nhóm cây một vụ (Therophytes)
Nhóm cây một vụ gồm những loài tồn tại trong mùa bất lợi dưới dạng hạt và chu kỳ sống của chúng được hoàn thành, gói gọn chỉ trong mùa thuận lợi. Các loài một năm là cây một vụ, nhiều loài thực vật ở sa mạc bắt buộc phải là cây một vụ.
Nhóm cây khí sinh (Aerophytes)
Đây là phần bố sung mới trong phân loại dạng sống của Raunkiær. Cây hấp thu hơi ẩm (qua hoặc không qua giác mút) và dưỡng chất từ không khí hay mưa, thường sống trên các cây khác nhưng không ký sinh
Nhóm cây bì sinh (Epiphytes)
Xem trong nhóm cây chồi trên.
Một số phổ dạng sống điển hình
Raunkiær đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên thế giới và tìm được tỉ lệ phần trăm bình cách (vai trò ngang nhau) cho từng loài, gộp lại thành phổ dạng sống tiêu chuẩn SN (Natural spectrum):
Ph46 Ch9 Hm26 Cr6 Th 13
và công thức phổ dạng sống là SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 6 Cr + 13 Th.
Đây là cơ sở để so sánh các phổ dạng sống của các vùng khác nhau trên trái đất. Thường ở vùng nhiệt đới ẩm thì nhóm cây chồi trên – Ph chiếm khoảng 80%, Ch khoảng 20%, những nhóm khác hầu như không có. Trái lại, ở các vùng khô hạn thì nhóm Th và Cr lại có tỷ lệ khá cao còn Ph thì giảm xuống.
Một số phổ dạng sống của các hệ thực vật Việt Nam và nơi khác đã được xây dựng theo cách này, BVN giới thiệu làm tham khảo.
Cúc Phương
Ph 57,8
Ch 10,5
He 12,4
Cr 8,4
Th 11,0
Việt Nam
Ph 54,6
Ch 10,0
He 21,4
Cr 10,6
Th 5,6
Rừng rụng lá ôn đới
Ph 21,0
Ch 8,0
He 32,0
Cr 23,0
Th 5,0
Nguồn: caycanhviet.com
09:51 03/01/2014 Những loài hoa màu tím kiêu sa
11:26 12/04/2013 Mùa hoa chuông tím ở xứ sương mù
11:53 02/04/2013 Vẻ đẹp dung dị của mận Tam Hoa
14:31 26/03/2013 Hoa Loa kèn đỏ (Amaryllis) tượng trưng cho lòng kiêu hãnh
14:32 26/03/2013 Hoa Thạch thảo (Aster) – tượng trưng cho tình yêu và vẻ...
15:02 14/03/2013 Hoa tử la lan cho tình cảm nồng nàn
10:02 11/03/2013 Hoa Cỏ chân ngỗng – tình yêu lụi tàn
14:42 07/03/2013 Vườn hồng Portland rực rỡ trong nắng hè
14:01 06/03/2013 Hoa Mua thanh khiết giữa núi rừng
09:26 06/03/2013 Mang đến màu xanh cho không gian nhà mùa hè (phần 2)
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+