Hoa Vạn thọ, giống hoa rất lâu đời và gần gũi với người Việt Nam - Hoa Vạn thọ Pháp – Tên gọi đã nói lên nguồn gốc du nhập vào Việt nam trong những năm đầu tiên và đã gây ấn tượng sâu sắc với moi người. Với dáng cây to đẹp, màu sắc rực rỡ, hoa to, đã lấn át mọi thứ hoa nằm cạnh no trong những ngày Tết cổ truyền của người Việt . Sự tồn tại vững chắc trên thị trường bao năm qua đã phần nào khẳng định tính ưu việt của hoa Vạn thọ Pháp đối với người chơi hoa . Màu sắc rực rỡ, nguồn lợi chắc chắn trongthời gian ngắn đủ chinh phục được những nhà trồng hoa Tết.
Nhằm giúp nhà vườn một số kinh nghiệm trong cách trồng hoa vạn thọ này, tôi xin nêu lên những đặc điểm cơ bản và những đúc kết của bao năm qua với mong muốn mọi người luôn thành công.
1.Giống
Đây là giống vạn thọ lai, thế hệ thứ nhất, không thuần chủng vì thế nên không thể lấy hột từ các cây này để làm giống.
Thời gian từ khi gieo hột đến lúc hoa nở hoàn toàn là 65 ngày. Trong suốt quá trình ngắn ngủi này ta phải luôn theo dõi, chăm sóc kỹ lưỡng hàng ngày vì vạn thọ phát triển rất nhanh. Trong 65 ngày mà chiều cao đạt từ 70-80cm. ( Như vậy 1 ngày lớn trên 1cm). Chỉ sơ sót là kết quả sẽ không theo ý muốn.
2.Gieo hạt
*Đất gieo hạt phải đủ các điều kiện: Tơi xốp, nhuyễn để thoát nước nhanh và rễ phát triển tốt, đồng thời đất phải sạch để tránh mầm bệnh cho cây con. Qua thực tế, tỉ lệ đất được các nhà vườn sử dụng như sau:
-Đất cát phần dưới sâu hoặc đất gò mối thì rất tốt: ½ phần
-Phân chuồng, nhuyễn, xả qua nhiều lần nước và lược phơi khô – (phân cũ từ 6 tháng trở lên): 1 phần
-Tro trấu loại hột to, đã xả nước qua nhiều lần: 3 phần
*Gieo hạt trong những khay gỗ có chiều cao 5cm, nếu sau quá thì không tốt vì sẽ bị ẩm ở dưới đáy và rễ cũng không xuống tới. Bề rộng khay tùy tầm tay với, bề dài tùy số lượng hột. Mặt đáy của khay phải là lưới ô vuông nhỏ, hoặc là những thanh ngang có kẽ hở để thoát nước dễ dàng. Khay ươm hạt phải để cách mặt đất nhằm tránh sâu bọ và cũng nhằm thoát nước dễ.
Đất sau khi đổ vào khay, khoảng bằng phẳng, rải hột đều trong khay với khoảng cách hột khoảng 5mm. (Nói chung hột không dính chùm là được). Chú ý là không bao giờ nén đất trong khay cho bằng mà chỉ gõ nhẹ hoặc lắc để mặt đất được khỏa bằng. Sau khi rải hột xong, dùng rây mịn phủ lên một lớp tro trấu mỏng, chỉ vừa mỏng để lấp hạt nhưng khôgn dày quá 4mm.
*Tưới nước cho khay ươm hột bằng bình xịt ở nấc phun nhuyễn nhất, làm sao cho mặt đất ướt nhưng không bị nén dung, sẽ làm cho hột không đội lên được. Ta cứ xịt qua lại nhiều lần để ướt đến đáy khay, nhớ là không được xịt tập trung một chỗ. Mỗi ngày ta cứ canh tưới: thấy vừa khô ráo lớp mặt thì xịt sương nước là được.
*Trong 4 ngày đầu hột sẽ nẩy mầm hết, giai đoạn này ta phải che nắng, chỉ lấy nắng gián tiếp. Chú ý theo dõi để lấp lại những hột bị lồi lên do tưới hoặc bị lộn đầu chổng rễ lên trời. Sau 4 ngày bắt đầu nhấp nắng, đậy trễ hơn, mỗi ngày tăng dần cho đến ngày thứ 7-8 là dỡ hoàn toàn tấm che nắng.
*Chú ý theo dõi sâu và bệnh thúi do hư nước hoặc do xịt phân, thuốc không đúng trong giai đoạn này.
3.Giai đoạn cây non
10-12 ngày sau khi gieo, ta cấy cây con ra bầu nhỏ. Lúc này cây con đã được ½ cặp lá đầu tiên (không tính cặp lá mầm) (H.1)
Đây là giai đoạn khá quan trọng để chuyển tiếp cây con từ vườn ươm ra đồng mà không bị sốc. ĐẤt bầu được pha với tỉ lệ sau:
3 phần tro trấu
1 phần đất cát sạch
1 phần phân chuồng nhuyễn.
-Bầu có tehẻ là túi nylon hoăc lá chuối. Kích thước lý tưởng = chu vi bầu = 20cm, chiều cao bầu= 6cm.
-Sau khi cấy cây con vào, tất cả các bầu con được xếp lên khay gỗ như khay ươm hạt, phía dưới được trải một lớp đất trộn như trên, dày 2cm. Đặc biệt là phủ thêmmột lớp bánh dầu nhuyễn trên mặt, y như ta rải hột giốgn rồi mới đặt các bầu có cây con lên. Đây là yếu tố quan trọng, nếu rải nhiều bánh dầu thì sẽ quá nóng khi cây con đâm rễ dung, sẽ chết ngay hoặc bị khựng lại.
-Ngày đầu sau khi bầu, cây con được che nắng, sau đó tăng dần ánh nắng ở những ngày sau để đến ngày thứ 3 bầu cây được thả nắng hoàn toàn (H.2).
4.Giai đoạn trồng trong giỏ
-10 ngày sau khi vô bầu thì cây con được trồng ra giỏ. Lúc này cây đã được 2 ½ cặp lá
-ĐẤt trong giỏ được trồn với tỷ lệ sau:
12 ký tro trấu
3 ký đất cát thịt, hoặc đất rác sàng
3 ký phân chuồng hoai, nhuyễn
1 ký bánh dầu nhuyễn
-Mỗi lần pha trộn như vậy có thể vô được 100 giỏ tre, chỉ vô nửa giỏ là đủ, còn phần chân trên sau này sẽ lấp đầy khi bỏ phân chân.
-Khi trồng chỉ lấp đất tới cặp lá mầm, trồng vào buổi chiều. 3 ngày đầu nên tưới sương nước lúc trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới nước mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng sớm, tưới sương nước và cữ trưa (tùy theo thời tiết mà tưới sương 1 hay 2 lần).
-Gặp trời mưa lớn, sau cơn mưa ta phải xới đất quanh gốc cây để giúp cây không bị úng nước, tạo điều kiện cho rễ thoáng khí, phát triển tốt hơn.
*Tưới phân: 7 ngày sau khi trồng ta có thể tưới phân thật loáng, (1/4 nồng độ bình thường). Viêc tưới phân thì từ 7-10 ngày tưới một lần trong suốt quá trình trồng. Theo kinh nghiệm dân gian lâu nay, phân cá và phân bánh dầu ngâm là rất tốt cho cây vạn thọ, tỷ lệ như sau:
1 khạp 50 lít nước ngâm 10kg bánh dầu
1 khạp 50 lít nước ngâm 10kg cá (xương cá thát lát là tốt nhất)
Khi tưới, pha với liều lượng như sau: 1 thùng nước 20 lít, pha 1/3 lon phân các và ½ lon bánh dầu (lon sữa bò) và một muỗng cà phê urê (đạm). Tưới cho 40-50 giỏ. Đối với những lần tưới sau thì tăng dần lượng bánh dầu và phân cá lên, đạm vẫn giữ nguyên. Chú ý mức tối đa chũng chỉ tới 1 lon dầu + 1 lon các cho thùng 20 lít mà thôi.
-Sau kh tưới phân phải tưới xả nước và sương cây để rửa sạch phân bám lá, đồng thời giảm độ mặn còn lại trong phân.
*Bón phân chân: 10 ngày sau khi trồng ta bòn phân chưn đợt đầu. Tỷ lệ pha như sau: 10 ki tro – 10ki phân – 5 chén bánh dầu. Sau đó cứ 10 ngày bỏ phân 1 lần cho đến ngày nở hoa. Ở lần 2 và 3 lượng bánh dầu tăng lên từ 7-10 chén. Ở lần 4 giảm xuống còn 5 vì lúc này cây đã ngưng tăng trưởng, đang đóng nút chờ nở hoa.
Việc bón và tưới phân đòi hỏi người trồng hoa phải biêt skiên nhẫn. Không nóng vội, không tham quá vì khi lố phân, cây hư, cứu không được.
*Cơi ngọn: Khi được 35 ngày tuổi, vạn thọ đã được từ 6-7 cặp lá chánh, đồng thời các tược nách ở cặp lá số 1,2,3 cũng đã vươn lên theo (khoảng 3 cặp lá). Lúc này ở ngọn cái đã bắt đầu túm ngọn, kiết tử. Nên bấm ngọn vào giai đoạn này là tốt (30-12 âm lịch) vì như thế cây sẽ không vượt cao quá mức, các chồi nách ở cặp lá số 1,2,3 vươn lên trước khi các chồi ở cặp 4,5,6 nhảy ra – như thế tàn bông sau này sẽ đều mặt. Nhớ chỉ cơi chừa 5 hoặc tối đa là 6 cặp lá. Nếu tham chừa 7 cặp lá sẽ làm cho cây sau này nở 2 tầng bông, dáng rất xấu.
-Khi vạn thọ được 45 ngày tuổi, tất cả các ngọn đã ướm nụ kiết tử (H.3). Làm sao đến ngày thứ 50 (15-12 âm lịch) thì nụ phải ló ngòng (H.4) khỏi mặt lá là cây sẽ nở đúng Tết.
Đây cũng là thời gian “lảy đeo” của các nhánh bông. Ta lảy bỏ tất cả các tược nách trong các nhánh mỗi nhánh chỉ chừa 1 bông cái thì sau này hoa mới lớn được, lảy lúc cây còn non tốt hơn lúc cây gìa vì như thế sẹo sẽ đẹp, cây không mất sức nhiều cho các tược nách.
-Giai đoạn hoa vạn thọ đóng nút cũng là lúc ta chờ để bỏ phân và tưới phân. Bỏ sớm quá sẽ làm cây phát triển tiếp mà non bông. Chỉ khi nào nụ đã thực sự vươn khỏi mặt lá là lúc ta bỏ và tưới phân được.
Quá trình đóng nút đến ló ngòng là từ 5- 8 ngày.
Từ ló ngòng đến xé kiếng chớm vàng là 5-6 ngày (H.5)
Từ chớm vàng đến nở hết hoàn toàn bông là 7-8 ngày (H.6)
Từ nở hết đến lúc bông héo cánh là 12-15 ngày
Căn cứ theo quá trình này ta biết cây trồng sẽ nở đúng hay không, hoặc nếu nở sớm nhưng vẫn chịu đựng được đến giờ chót để bán như thế nào. Có như vậy ta không bị động trứoc sự sớm hay trễ, mà biết cách khắc phục.
-Ở giai đoạn hoa bắt đầu nở, chú ý về lượng phân và thuốc phải giảm, nếu khôgn sẽ bị lạm phânmà hư, cây chết rũ không ngờ, hoa nở nhỏ, mềm và không vun tròn.
*Sâu bệnh đối với cây vạn thọ: Tuy phát triển nhanh, mạnh nhưng vạn thọ rất mẫn cảm với môi trường. Loại bịnh thường gặp nhất là bịnh thối rũ và cháy rìa lá. Nguyên nhân là do môi trường đất trồng, nước tưới và phân bón. Ta chỉ biết là bịnh chỉ xâm nhập vào cây qua những tổn thương bên ngoài. Vì vậy khi bị úng nước rễ hư, khi tưới phân đậm quá rễ bị chết một phần, khi xịt thuốc đậm đặc cháy ngọn non thì đó là những nơi để mầm bịnh xâm nhập vào. Ta không có thuốc đặc trị mà chỉ có cách phòng ngừa. Xịt thuốc phòng ngừa, giảm tác nhân gây tổn thương cây là đã giảm bịnh cho cây. Trường hợp có cây bị bịnh thì dứt khoát loại bỏ vì nếu để lại no sẽ là nơi phát tán bịnh cho cả vườn. Ví dụ khi ta tưới, nước văng từ cây bịnh sang cây lành.
Những năm gần đây, hiện tượng sâu vẽ bùa phát triển rất mạnh, ảnh hưởng rất lớn đến cây vạn thọ. Thường thì nhà vuờn xịt thuốc 2 ngày 1 lần để phòng ngừa hơn là bị bịnh rồi mới xịt thuốc.
5.Kinh nghiệm và nhận xét
-Hoa vạn thọ phát triển ở nơi đất rộng, thoáng gió, cây sẽ cứng chắc hơn.
-Việc xếp đặt cây theo từng giai đoạn quyết định tán cây tròn hay không, cao hay thấp. Nếu dang sớm cây sẽ bị lùn, trễ quá thì sẽ bị ốm và trống chân.
-Người trồng hoa tốt, cây sẽ nở hoa đúng 65 ngày, nếu trồng xấu sẽ nở sớm hơn và mau tàn hơn.
-Chiều cao cây nếu đạt là từ 8 tấc đến 9 tấc.
-Đường kính hoa tối đa là 12cm, chiều cao cánh hoa vươn lên là 7cm. Cánh hoa nở ra sắp xếp đều tổ ong từ trong ra ngoài và bông hoa nở săn chắc, vun cao chứ không bằng ngang.
-Giai đoạn cây con, nếu lá mềm mại, xanh non thì tốt hơn lá cứng màu xanh đậm. Lá sẽ chuyển xanh đậm khi cây đã vườn nụ.
-Việc tưới cây vào ban mai sớm hay trễ cũng ảnh hưởng đến chất lượng cây. Tưới sớm cây phát triển tốt hơn. Chỉ tưới trễ khi cây bị trễ ngày tháng cần thúc ra hoa sớm.
-Ánh đèn ban đêm cũng rất ảnh hưởng đến vạn thọ. Nếu có đèn, cây sẽ phát triển lá nhiều hơn, hoa nở chậm hơn, cây to lớn hơn nhưng bị trễ Tết.
-Hiện tượng “quẹo bóng đèn” của hoa vạn thọ là do phân hoặc thuốc, giống như no bị chết một sợi gân và đứng lại trong khi những sợi khá quanh no vẫn phát triển tiếp nên xảy ra hiện tượng co rút. Đây là dạng nhẹ, nếu nặng hơn cây bị co rút cả nhánh và đi đến chết rũ.
-Lúc nụ hoa vừa ló ngòng cũng là lúc bướm sẽ đẻ trứng vào hoa nhiều nhất. Giai đoạn này thường được nhà vườn xịt thuốc sâu liên tục (pha loãng) để bướm không đậu vào đẻ trứng thành sâu phá hoại bông.
-Lúc cây được 4-5 cặp lá, cần phải đắp đất ém gốc để cây đứng vững. Đất được trộn như sau: 2 phần đất sét cát, ½ phần tro trấu, bện đều đắp vào gốc để giữ cho cây cứng chắc.
-Ở 4 lần bỏ phân chân, số lượng phân ở những lần sau phải nhiều hơn lần đầu, sao cho đến lần cuối thì giỏi tre đã gần đầy là tốt. Lúc này, rễ để nuôi cây chủ yếu là phần rễ trên thân, nếu thiếu đất cây sẽ bị khô hơn và yếu hơn.
Đây là tất cả những bí quyết và kinh nghiệm mà tôi đã trải qua, mong muốn mọi người trồng hoa thành đạt và nâng cao hiệu quả./.
Trương Duy Lam – Hoa Kiểng Út Tài