Thông thường, hoa cúc sau khi thu hoạch nhà vườn phải nhổ bỏ gốc để trồng cây mới vì gốc cúc không có khả năng tái sinh. Tuy nhiên, mới đây anh Bùi Phú Quốc (38 tuổi), đường Bế Văn Đàn, phường 12, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã thành công trong việc kích thích hoa cúc pha lê nảy mầm từ gốc đã cho thu hoạch mà năng suất và chất lượng hoa không hề thua kém so với đợt đầu.
Theo anh Bùi Phú Quốc, ý tưởng kích thích cho gốc cúc pha lê sau khi thu hoạch có thể nảy mầm, sinh trưởng và phát triển tốt để thu hoạch hoa đợt hai nhằm giảm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đã manh nha trong lòng những người làm cúc tại Thái Phiên nhiều năm qua.
Tại địa phương, trước đây đã có một số người đi tiên phong trong lĩnh vực này nhưng vẫn bất thành, hoặc gốc cúc có nảy mầm nhưng cho hoa nhỏ và cây không đồng đều. Tuy nhiên, mới đây bằng việc áp dụng “công thức” mới kết hợp với một số loại thuốc để kích thích cúc pha lê tái sinh bộ rễ, tăng cường hút chất dinh dưỡng nuôi cây nên cúc tái sinh từ gốc cũ tại vườn gia đình anh Quốc phát triển đồng đều, cây mập và cho chất lượng hoa tốt hơn so với đợt đầu.
Anh Quốc cho biết, với cách làm này, hiệu quả trồng cúc pha lê đã nâng lên rõ rệt trên cùng một diện tích, nhà vườn sẽ không phải bỏ tiền ra mua cúc giống lại có thể bán được cúc mầm cho các chủ vườn ươm.
Theo anh Quốc, cúc pha lê sau khi thu hoạch sẽ để khô đất trong vòng hai tuần cho vết cắt ở gốc liền da sau đó rải vôi, phun nước khử nấm và một số loại sâu bệnh ký sinh vẫn còn đọng lại ở trong đất và gốc cúc. Cùng với việc rải vôi khử trùng, anh Quốc dùng 1 lít BIO-9 USA hòa với 100 lít nước sử dụng cho 22.500 gốc cúc nhằm tăng cường sự phát triển của bộ rễ, làm giảm tỉ lệ già cỗi của cây. Tiếp đó, lấy 1 lít men vi sinh + 1 lít supefit + 10 gói rong biển phun cho 500 m2 gốc cúc vào buổi chiều tối với múc đích làm đất tươi xốp, tăng cường tái sinh bộ rễ của cúc pha lê sau khi đã thu hoạch đợt đầu.
Với cách làm này, ngoài không phải bỏ tiền mua giống cúc non để trồng mới (theo giá thị trường hiện nay 1 sào cúc pha lê mất 6 triệu đồng tiền giống), sau khi cúc nảy mầm, mỗi gốc sẽ cho từ 4 đến 5 mầm, anh Quốc chỉ để lại mỗi gốc 2 mầm để cây phát triển thanh hoa thương phẩm, số còn lại cắt bán cho các vườn ươm thu về trên dưới 6 triệu đồng/sào.
Tuy nhiên, anh Bùi Phú Quốc cho biết, điều hạn chế nhất hiện nay đối với phương pháp này là mới chỉ áp dụng thành công trên hoa cúc pha lê. Hiện anh Quốc đang tìm cách đổi mới phương pháp để áp dụng trên một số loại hoa cúc khác nhằm giảm bớt chi phí đầu tư nhưng vẫn giữ được năng suất và chất lượng như cúc cho thu hoạch đợt đầu.
Ông Lê Cao Diên, cán bộ Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng nhận định, đây là một bước đột phá mới trong nghề trồng hoa cúc tại Đà Lạt. Với việc thành công trong phương pháp kích thích gốc cúc đã thu hoạch nảy mầm đã giúp nhà vườn không phải bỏ tiền mua giống mới để trồng mà còn có thể bán được mầm giống, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cùng một diện tích trồng hoa cúc.
Theo bao SGTT
Tg: Cao Nguyên
09:51 03/01/2014 Những loài hoa màu tím kiêu sa
11:26 12/04/2013 Mùa hoa chuông tím ở xứ sương mù
11:53 02/04/2013 Vẻ đẹp dung dị của mận Tam Hoa
14:31 26/03/2013 Hoa Loa kèn đỏ (Amaryllis) tượng trưng cho lòng kiêu hãnh
14:32 26/03/2013 Hoa Thạch thảo (Aster) – tượng trưng cho tình yêu và vẻ...
15:02 14/03/2013 Hoa tử la lan cho tình cảm nồng nàn
10:02 11/03/2013 Hoa Cỏ chân ngỗng – tình yêu lụi tàn
14:42 07/03/2013 Vườn hồng Portland rực rỡ trong nắng hè
14:01 06/03/2013 Hoa Mua thanh khiết giữa núi rừng
09:26 06/03/2013 Mang đến màu xanh cho không gian nhà mùa hè (phần 2)
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+