Theo người dân ở Phú Riềng, mọi cây thiên lý ra hoa, nếu không hái hoa thì tự khắc hoa sẽ đậu trái. Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều địa phương trong cả nước, chúng tôi gặp rất nhiều giàn thiên lý, thậm chí có những dây thiên lý leo lên cây cau sống năm này qua năm khác cho hoa nhưng không gặp cây cho trái bao giờ. Quan sát cây thiên lý cho trái, so sánh với các cây thiên lý chỉ cho hoa, tuy có rất nhiều điểm giống nhau nhưng vẫn có thể phán đoán rằng đây là một giống thiên lý mới. Cụ thể, “lóng” (phân đoạn ra lá từ thân, cành) của thiên lý cho trái ngắn hơn thiên lý cho hoa. Lá thiên lý cho trái dày hơn, xanh hơn, gân lá cứng và nổi rõ hơn. Khác biệt rõ nhất thuộc về so sánh hai chùm hoa. Hoa của thiên lý cho trái có 5 cánh vàng đậm viền vàng nhạt, khi nở tròn như cánh mai so với hoa thiên lý lấy hoa cánh hoa nhỏ dài, màu xanh vàng. Chùm hoa của thiên lý cho trái thường mang 5 - 7 hoa, ít hơn so với thiên lý cho trái (10 - 15 hoa) và trên trục hoa tiếp tục ra hoa nhiều đợt. Cho trái là điểm khác hoàn toàn so với giống thiên lý lấy hoa. Vào đầu mùa mưa (tháng 4 - 5), khi đất được tưới no nước, thiên lý ra hoa nhiều; nếu lấy hoa ăn thì đây là lúc hái được nhiều. Theo quan sát, mỗi chùm hoa chỉ đậu 2 trái, rất ít chùm đậu 1 - 3 trái. Trái thiên lý mũi mác hay hình thoi, 4 cạnh sống mờ, dài khoảng 18 - 20 cm, màu xanh đậm. Ruột trái bọng, chứa nhiều dãy hạt dẹp màu trắng khi non, màu vàng nâu nhạt khi chín. Các dãy hạt nối với trục tâm trái bởi những tua màu trắng. Nếu chủ đích lấy trái thì không hái hoa. Trái chín vào tháng 11 - 12, khi đó cây rụng lá nhiều và khả năng ra ngọn kém. Thu hoạch trái thiên lý làm thức ăn sau đậu trái khoảng 3 tháng.
Người ta bảo muốn cây thiên lý có trái thì phải trồng bằng hạt của trái chín khô. Ông Dần cho biết, người bạn của ông từ trước đã có cây thiên lý cho trái, tuy nhiên, khi trái trên cây còn non không có hạt giống, chiều ý khách, ông bạn cho đoạn dây về trồng, nay đã cho trái. Như vậy, bằng cách giâm dây (cắt từ cây thiên lý lấy trái) trồng cho trái, khẳng định cách nhân giống hữu tính thiên lý cho trái là khả thi. Chưa biết rõ quá trình nhân giống vô tính (gieo hạt) đến cho hoa của cây thiên lý nói trên là bao lâu, chất lượng trái có thay đổi hay không. Thành công nhân giống thiên lý cho trái hữu tính có ý nghĩa về ổn định chất lượng để có thể sản xuất đại trà cũng như có thể chủ động trồng và thu hoạch trái thương phẩm. Giống như thiên lý cho hoa, thiên lý cho trái trồng vào mùa xuân, trổ hoa vào mùa hè, trồng một lần có thể duy trì hàng chục năm hoặc lâu hơn với kỹ thuật “đốn đau” vào cuối mùa đông lấy dây giâm cành làm giống và lưu gốc đâm ra tược mới một cách mạnh mẽ.
09:22 13/11/2012 Cam Thảo Dây lung linh cánh bướm vườn Xuân
14:42 12/11/2012 Cổng hoa rực rỡ níu chân ai
15:05 24/09/2012 Cây leo tường rào trong bố trí cây cảnh
10:13 26/08/2012 Giỏ hoa treo làm duyên cho ngoại thất
09:56 16/08/2012 Hoa rạng đông
15:34 12/08/2012 Tạo vẻ cổ kính với cây vẩy ốc
15:46 11/08/2012 Hoa leo quanh nhà
14:49 09/08/2012 Mềm mại hơn với những rào hoa
10:31 08/08/2012 Ngộ nghĩnh với chậu treo bằng nhôm
14:40 07/08/2012 Một vài lưu ý khi trồng cây hoa leo trước lối vào nhà
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+