- Quang hợp theo kiểu CAM. Các lổ nhỏ trên lá (gọi là khí khổng) chỉ mở ra vào ban đêm để giảm thoát nước qua là.
- Không có hoặc ít lá hoặc lá có dạng hình cầu.
- Lá có ít khí khổng. Khí khổng là lổ nhỏ li ti trên lá và thân giúp cây trao đổi chất qua môi trường không khí. Ít khí khổng giúp cây ít bị thoát hơi nước qua lá và thân.
- Thân là nơi quang hợp chính thay vì lá.
- Tăng trưởng chậm.
- Bề mặt có lông hay gai nhằm tạo môi trường ẩm bao quanh bề mặt cây và cũng giúp giảm bớt tốc độ của luồng không khí quanh bề mặt. Điền này giúp giữ ẩm cho cây và giúp hạn chế thoát hơi nước.
- Rễ mọc cạn sát bề mặt đất. Điều này giúp cây có thể hấp thu nước dù chỉ với một lương nước tưới nhỏ phun sương trên đất hay thậm chí là sương sớm đọng trên mặt đất.
- Vẫn chứa đầy nước ngay cả khi nhiệt độ bên trong cây cao đến 52 độ C.
- Lớp da bên ngoài ít thấm nước.
Cây mọng nước có nguồn gốc từ các khu vực khô hạn vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, như thảo nguyên, bán sa mạc và sa mạc. Nhiệt độ cao và lượng mưa thấp khiến cho các loài mọng nước lưu trữ nhiều nước để chống chọi với khô hạn kéo dài. Mọng nước còn xuất hiện ở các loài cây biểu sinh và cây có rễ trên không, vì không hút nước trực tiếp từ đất nên các loài cây này cũng trữ nước bất cứ khi nào có cơ hội gặp nước. Ngoài ra một số loài cây mọng nước còn xuất hiện ở những bờ biển và hồ khô, nước ở những nơi này có hòa tan một lượng lớn các khoáng chất làm các loài cây thông thường không thể sống nổi.
Loài mọng nước nổi tiếng nhất là xương rồng. Tất cả xương rồng là mọng nước, nhưng không phải cây mọng nước nào cũng là xương rồng.
Rất nhiều loài cây mọng nước được đem lai tạo và trồng làm cảnh. Cây cảnh mọng nước rất đa dạng, chúng rất được ưa chuộng vì có vẻ đẹp lạ mắt mà dễ chăm sóc.
Nguồn: nhavuonmientay.com