Đó là một câu hỏi không dễ trả lời. Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, không là nguyên quán của loại cây gai góc này. Rất hiếm hoi để tìm ra các tư liệu bằng chứng về sự hiện diện của các loài cây ho Cactaceae ở Việt Nam. Các nhà thực vật học đều thống nhất ý kiến cho rằng Xương rồng có nguồn gốc từ khu vực Tân Thế giới.
Tại Việt Nam từ xưa, các cụ nhà ta có thói quen tao nhã "Thưởng Quỳnh đêm trăng", "Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên". Hoa Quỳnh (hoặc nhiều nơi gọi là Quỳnh Hoa, Đàm Hoa, Nguyện Hạ Mỹ Nhân, ...) có tên tiếng Anh là "Night Blooming Cereus", "Queen of the Night", "Moon Cactus", "Night Cactus", "Orchid cacti" và các tên khoa học (tùy giống) là Epiphyllum grandilobum, Epiphyllum oxypetallum, Phyllocactus grandis , Selenicereus grandiflorus … Hoa quỳnh là cây hoa nở đẹp về đêm, chủ yếu hoa có màu trắng, một số giống hoa mang màu đỏ, màu tím đỏ. Cây Quỳnh có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, không rõ cây được di thực vào Việt Nam từ lúc nào. Cây Quỳnh có cùng họ với cây Thanh Long (Hylocereus undatus.).
Truyện Kiều (Nguyễn Du) có đoạn:
"Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao"
Cây giao cũng là một dạng giống như cây xương rồng nhưng thuộc họ Euphorbiacea (Thầu Dầu), tên khoa học là Euphorbia tirucalli. Cây giao có cành không lá, có tên Việt Nam là xương khô, san hô xanh, xương cá, tên tiếng Anh là Milk bush, Finger tree, Indian ree spurge.
Một chứng tích khác về sự hiện diện cây xương rồng ở Việt Nam:
Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705 - 1748), tác giả của tuyệt tác "Chinh phụ ngâm". Theo tương truyền có lần nữ sĩ họ Đoàn gặp Trạng Quỳnh và ra câu đối:
"Cây xương rồng, trồng đất rắn, long vẫn hoàn long".
Trạng Quỳnh cũng tỏ ra là tay chẳng vừa, đối lại:
"Quả dưa chuột, tuột thẳng gang, thử chơi thì thử".
Bài viết này không có ý bàn luận văn chương nhưng xin dẫn chứng ra các câu chuyện trên để chứng tỏ là cây xương rồng cũng đã hiện diện ở Việt Nam ít nhất cũng vài ba thế kỷ rồi.
Vào cuối thế kỷ XIX, khi người Pháp xây dựng hệ thống hỏa xa ở Việt Nam. Để phòng tránh súc vật đi vào các đường rầy ăn cỏ có thể gây hại cho các đoàn tàu, người Pháp đã cho nhập nội giống xương rồng Opuntia đầy gai nhọn. Dè đâu, giống cây này quá hợp với thủy thổ vùng khô cằn như hoang mạc của đất Phan Rang, Phan Thiết, Phan Rí, Ninh Thuận, Bình Thuận mà phát triển quá mau lẹ và trở nên một loài cây phổ biến ở đây.
Xương rồng opuntia
Nhiều nghệ nhân trồng xương rồng đã đồng ý là thú chơi và sưu tập xương rồng ở Việt Nam khởi đầu vào những năm 1970, chủ yếu ở vùng miền Nam. Sau 1975, số người chơi giảm hẳn và phong trào khởi sắc dần vào những năm sau 1990, hầu như khắc các tỉnh thành ở Việt Nam đều có người chơi xương rồng, đặc biệt các hội thi Hoa, xương rồng thường gây các chú ý đặc biệt khi người dân đến thưởng lãm.
Lê Anh Tuấn
10:48 07/08/2013 Xương rồng Đài Loan, đôi điều cảm nhận (Phần 2)
10:16 07/08/2013 Xương rồng Đài Loan, đôi điều cảm nhận (Phần 1)
14:51 27/02/2013 Sức sống trên sa mạc
11:04 23/11/2012 Hoa xương rồng Diệp Long vẻ đẹp kiêu sa trong nắng
10:16 01/11/2012 Chờ 52 năm cho bông hoa khổng lồ
12:25 24/09/2012 Những ý tưởng thú vị làm đẹp khu vườn với hoa đá
11:13 12/09/2012 Lô hội- Loài cây góp phần chữa bệnh và phục hồi sức khỏe
16:40 31/08/2012 Về xứ cát ăn xương rồng
15:08 23/08/2012 Lên núi ngắm xương rồng khổng lồ nở hoa
10:03 11/08/2012 Tác dụng của Nha đam
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+