Anh Lý Vũ sẽ hướng dẫn cho chúng ta những bước cần thiết để làm một hồ thủy sinh.
Các bước để thực hiện một hồ thủy sinh:
1. Chọn hồ: Phác thảo sơ qua ý tưởng thiết kế hồ thủy sinh, rồi chọn hồ thích hợp.
Nên tìm hiểu kỹ vị trí đặt hồ vì hồ thủy sinh nặng hơn hồ cá thông thường do phân nền, cát, sỏi và các phụ kiện như đèn,quạt... Một cái hồ 80x40x40cm sẽ nặng khoảng 200-250kg... do đó nền nhà cũng như chân đế của hồ phải thật chắc chắn, chuyện hồ cỡ lớn bị nứt, xé kiếng...
2. Trải lớp nền: Gồm trải một lớp phân bón, cát sỏi làm nền dưới đáy hồ. Nền là nơi chứa dưỡng chất cung cấp cho cây, cũng là nơi để trồng cây nên cần có cấu tạo sao cho cây có thể bám rễ và không gây đục nước. Ngoài ra, nền cũng là chỗ ở của vi sinh.
3. Cho nước vào hồ: Dùng túi nylon ngăn vòi nước để không làm đục nước, dòng chảy sẽ không làm hư lớp sỏi nền và làm xì phân lên.
4. Sắp xếp các viên đá:
5. Gắn các cây xanh vào hồ:
- Một số loại: rau cần trôi, rong mái dầm, một số khá lớn các loài cây thủy sinh có sự sinh trưởng liên tục khi mà nhiệt độ và sự chiếu sáng khá đầy đủ, phần lớn các cây nhiệt đới thuộc các chi rong xương cá, rau dừa, rong lá ngò, rau mác, rong mái chèo ...
- Có những cây cao có sinh trưởng nhanh, tương tự như các cây thảo khác, ví dụ như cây rong mái chèo và rau mác là những loại cây rất lý tưởng để trồng để che phía sau và các cạnh của bể. Còn các cây rậm rạp dùng để trồng đầy ở các góc (trước các cây cao hơn) như rau dừa, đình lịch, rau cần trôi. Lại có những cây nên trồng ở mặt tiền trong rất thú vị nếu chúng được đặt trước mảnh đá, phải là cây thấp hơn và sinh trưởng chậm hơn. Ta có thể chọn cỏ năng và thạch xương bồ.
- Chú ý gì khi trồng: Khi trồng cây,vật ko thể thiếu là 1 cái kẹp dùng trong y tế (loại lớn,dài trên 30 cm) dùng để kẹp phần rễ cây & trồng xuống sỏi.Trong môi trường nước,lớp sỏi trở nên nhẹ & rời rạc, không thể dùng tay được.
6. Đặt bộ lọc: Những bộ lọc hồ cá thông thường cũng không thể sử dụng trong thủy sinh vì thường được thiết kế phần gòn lọc trên mặt hồ,nhưng hồ thủy sinh phải để đèn ở đó. Giải pháp là dùng các bộ lọc khác.
- Lọc ngoài: là 1 thiết bị lọc hoàn chỉnh nằm rời,thường để dưới phần chân hồ, chỉ có 2 ống nước vào-ra là nằm trong hồ.
- Lọc tràn: làm bằng kính,được thiết kế cố định tại 1 góc hồ,lọc nước bề mặt nên xử lý váng vi sinh rất tốt, tuy nhiên...nó chiếm 1 phần thể tích hồ nên thích hợp cho hồ cỡ lớn (trên 200 lít).
- Lọc thác: công suất nhỏ và yếu,thích hợp cho hồ nhỏ (khoảng 60 lít hoặc nhỏ hơn)
7. Gắn đèn huỳnh quang
- Vì được sử dụng để thay cho ánh sáng mặt trời trong thiên nhiên nên loại đèn được sử dụng phổ biến là đèn huỳnh quang daylight, với công thức tương đối là từ 0,5 đến 1 watt/lít nước. Các loại đèn màu xanh,hồng... cho hồ cá cảnh thông thường không thể sử dụng cho hồ thủy sinh. Quang kỳ (tức thời gian chiếu sáng) là tương đương 12h/ngày.
- Chỗ đặt hồ càng khuất càng tốt....vì như thế, chúng ta có thể kiểm soát hoàn toàn ánh sáng cho cây trong hồ.
- Chiều dài của hồ không dài hơn chiều dài thực của bóng đèn huỳnh quang thông dụng quá 10 cm để có thể bố trí ánh sáng hợp lí hơn, ví dụ như hồ dài 35-40cm là phù hợp với bóng đèn dài 30 cm. Hồ cũng cần có chiều rộng (bề ngang) không quá hẹp để dễ bố trí cây theo hướng xa-gần,cao ở xa phía trong & thấp dần ở phía trước....
8. Nhiệt độ dưới 29 độ C là phù hợp, dưới bao nhiêu cũng ko quan trọng vì khí hậu Việt Nam, nhất là ở Sài Gòn thường nóng. Khi nhiệt độ nước lên cao trên mức này, có thể bỏ nước đá vào bao nilon hoặc dùng mấy cụ c gel làm lạnh trong quạt hơi nước, bố trí sao cho quạt thổi thẳng xuống mặt nước (loại quạt tản nhiệt cho máy tính)...
- Ngoài nhiệt độ ra, chúng ta cũng nên chú ý đế nồng độc CO2 cần thiết cho cây quang hợp vì lượng CO2 do cá tạo ra mặt thoáng của nước nhận từ không khí là không đủ, nhất là những hồ trồng nhiều cây. Nhưng không nên đặt hồ thủy sinh trong phòng ngủ.
9. Không nên thả cá vào ngay mà nên trồng cây trước khoảng 7- 10 ngày sau, khi hệ vi sinh trong hồ ổn định sẽ an toàn hơn.
- Khi mua cá nên hỏi người bán về loại cá nào không đánh cắn nhau, không ăn cây thủy sinh.
10. Mỗi tuần thay nước ¼ hồ
(Theo sucsongmoi.com)
14:00 15/11/2012 Thủy Nữ: Ngôi sao rực sáng giữa đầm lầy
16:58 08/10/2012 Hồ sinh cảnh nhân tạo khổng lồ Bonito
11:56 08/09/2012 Chơi thuỷ cảnh
15:23 31/08/2012 La hán xanh
10:42 26/08/2012 Trang Chuối, chăm sóc & nhân giống
10:49 24/08/2012 Ngắm sen Hà Nội tháng 5
11:14 23/08/2012 Ngắm bông sen 2 màu cực đặc biệt
16:15 18/08/2012 Các loại cây cho vườn thủy sinh
15:52 18/08/2012 Hướng dẫn tạo thác nước trong hồ thủy sinh
15:37 10/08/2012 Vì sao thực vật thủy sinh không bị thối rửa
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+