Đặc tính: Tiêu thảo phù hợp với môi trường ít ánh sáng, dư sáng sẽ tạo điều kiện cho tảo mọc phủ trên lá vốn chậm phát triển của loài này. Tiêu thảo phát triển chậm mà chắc, nên hạn chế di chuyển, mỗi lần trồng lại làm chúng ngừng phát triển trong 1 thời gian dài. Tốt nhất là trồng tiêu thảo vào chậu để tiện di chuyển.
Kẻ thù. Không cần lo lắng khi trồng tiêu thảo trong hồ có các loài cichlids như thần tiên, phượng hoàng, cá dế. Cần tránh các loại cá như silver dollars và plecos. Nếu trồng chung với các loại cây phát triển nhanh, cần bón thêm phân cho tiêu thảo. Bón thường xuyên với lượng nhỏ thì tốt hơn là thỉnh thoảng với 1 lượng lớn.
Chăm sóc. Tiêu thảo (cũng như hầu hết các cây thân rễ) bám rễ tốt trên nền sỏi cỡ nhỏ. Bộ rễ phát triển và lan rộng ngay bên dưới bề mặt nền. Nếu nền chặt khít sẽ làm ảnh hưởng tới bộ rễ.
Nhân giống. Ít người thu hoạch cây con từ hạt tiêu thảo. Cần phải từ từ hạ mực nước tới khi xuất hiện nụ hoa bé xíu rồi thụ phấn. Thường thì người ta nhân cây con từ bộ rễ.
Tiêu thảo bị tàn. Không nên ngâm tiêu thảo trong nước quá lâu hay di chuyển chúng sang hồ có điều kiện ánh sáng khác biệt, chúng sẽ có hiện tượng úa hoặc rữa lá. Trồng chúng xuống nền và kiên nhẫn chờ, qua 1 thời gian tiêu thảo sẽ mọc lại
Nguồn: Cá cảnh
14:00 15/11/2012 Thủy Nữ: Ngôi sao rực sáng giữa đầm lầy
16:58 08/10/2012 Hồ sinh cảnh nhân tạo khổng lồ Bonito
11:56 08/09/2012 Chơi thuỷ cảnh
15:23 31/08/2012 La hán xanh
10:42 26/08/2012 Trang Chuối, chăm sóc & nhân giống
10:49 24/08/2012 Ngắm sen Hà Nội tháng 5
11:14 23/08/2012 Ngắm bông sen 2 màu cực đặc biệt
16:15 18/08/2012 Các loại cây cho vườn thủy sinh
15:52 18/08/2012 Hướng dẫn tạo thác nước trong hồ thủy sinh
15:37 10/08/2012 Vì sao thực vật thủy sinh không bị thối rửa
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+