Hấp thụ chất dinh dưỡng
Để biết được những loại chất dinh dưỡng nào dành cho cây thuỷ sinh thì cần phải hiểu rõ cây thuỷ sinh hấp thụ các chất dinh dưỡng như thế nào. Nói chung cây thuỷ sinh có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua lá và hệ thống rễ của chúng và không giống như những loại cây sống trên mặt đất (trên cạn) thông thường vì những cây này hấp thụ phần lớn các chất dinh dưỡng thông qua rễ của chúng.
Nhìn chung cây thuỷ sinh có một lớp biểu bì rất mỏng hoặc không có lớp biểu bì ở trên lá và cuống vì chúng không có nguy cơ bị chết khô. Điều này không chỉ giúp cho chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng mà cũng còn làm cho cây dễ bị hư hại và dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Các loại chất dinh dưỡng
Tất cả mọi cây cối đều cần một nguồn cung cấp không bị gián đoạn 14 loại nguyên tố dinh dưỡng để cho cây phát triển tốt.
Những loại chất dinh dưỡng vĩ mô là:
Ni tơ (N), Magiê ( Mg), Natri ( Na), Clo ( Cl), Kali ( Ka), Sulphat ( S)
Và các chất dinh dưỡng vi mô là:
Sắt (Fe), Bo , Đồng ( Cu), Kẽm ( Zn), Molypden ( Mo), Mangan ( Mn)
Tất cả các chất dinh dưỡng này cây đều cần có nhưng phần tỷ lệ của các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở trong cây thuỷ sinh của bể cá và cây bình thường là không giống nhau.
Một số lưu ý khi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây thuỷ sinh
Vì môi trường sống của cây thủy sinh trồng trong hồ và cây trên cạn khác biệt nhau. Việc cung cấp hay bổ sung dinh dưỡng hết sức cần thiết nhưng cũng có đôi điều phải cân nhắc.
1. Tỷ lệ của từng loại chất dinh dưỡng mà chúng ta bổ sung cho cây thủy sinh phải được cân bằng. Như vậy sẽ không xảy ra tình trạng chất này thiếu chất kia thừa. Nếu tình trạng dinh dưỡng mất cân bằng sẽ dấn đến hồ bị rêu, chất dinh dưỡng trở thành độc hại.
2. Phân bón hay chất dinh dưỡng dạng chất lỏng, viên (cục) có thành phần bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ ). Những yếu tố đó có thể dẫn đến tình trạng phản ứng hóa học hoặc không tương hợp nhau của dinh dưỡng. Tình trạng này có thể xảy ra trước hay sau khi ta bổ sung dinh dưỡng cho cây, như vậy cây sẽ không hấp thu được dinh dưỡng. Một số chất dinh dưỡng cho dù có tính ổn định nhưng rêu tảo lại có khả năng hấp thu tốt hơn cây thủy sinh như vậy rêu sẽ phát triển rất nhanh trong hồ. Có thể nói một cách khác là tính ổn định và tương hợp nhau của chất dinh dưỡng rất quan trọng.
3. Việc hấp thu và nhu cầu về dinh dưỡng của cây thủy sinh. Vì cây thủy sinh sống trong môi trường nước có đặc tính riêng không giống như cây trên cạn. Cây thủy sinh có thân cây mềm hơn cây trên cạn và nước sẽ giúp cho cây dựng thẳng. Lá cây thủy sinh cũng mềm hơn để giúp hấp thu dinh dưỡng tan trong nước được dễ dàng (1 số chất dinh dưỡng, cây thủy sinh có thể hấp thụ qua lá được và 1 số thì không thể). Cho nên mỗi loaị cây đều có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau.
4. Phân nước dùng cho cây thủy sinh không nên chứa thành phần của Nitrate và Phosphate. Cây thủy sinh sẽ nhận được 2 thành phần này hầu như gần đủ thậm chí còn dư từ thức ăn của cá. Nếu Nitrate và Phosphate có nhiều hơn nhu cầu của cây thủy sinh sẽ dẫn đến tình trạng rêu hại phát triển mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nước trong hồ. Vì vậy số lượng cá nuôi trong hồ, số lần cho cá ăn/lần/ngày và liều lượng thức ăn rất quan trọng không nên cho cá ăn nhiều.
5. Liều lượng và cách sử dụng, bổ sung dinh dưỡng. Bạn nên theo dõi hoặc để ý khi sử dụng cho thích hợp. Nếu lá non của cây có mầu sắc đẹp có thể đoán được là dinh dưỡng hơi nhiều hay là lá non có mầu lợt thì ít dinh dưỡng. Trong hồ có trồng cây thủy sinh loại cần ánh sáng nhiều như Chân Trâu Nhật (Glossostigma sp) , Eusteralis stellata , cây có lá đỏ hay là cây phát triển nhanh. Những hồ này phải bổ sung dinh dưỡng dạng lỏng nhiều hơn hồ bình thường. Vì tất cả các phân nước sẽ có pH thấp khoảng 3-6. Vì vậy tốt nhất nên hòa vào nước trước khi cho vào hồ để tránh tinh trạng lá non của cây bị phá hủy. Thông thường việc bổ sung phân nước nên được bổ sung mỗi tuần và tốt nhất sau khi thay nước. Nhưng có thể chia liều lượng đều cho mỗi ngày để cây có dinh dưỡng đủ cho 1 ngày hoặc 2-3 ngày. Việc làm này sẽ giúp giảm đi nguy cơ phát triển của rêu.
14:00 15/11/2012 Thủy Nữ: Ngôi sao rực sáng giữa đầm lầy
16:58 08/10/2012 Hồ sinh cảnh nhân tạo khổng lồ Bonito
11:56 08/09/2012 Chơi thuỷ cảnh
15:23 31/08/2012 La hán xanh
10:42 26/08/2012 Trang Chuối, chăm sóc & nhân giống
10:49 24/08/2012 Ngắm sen Hà Nội tháng 5
11:14 23/08/2012 Ngắm bông sen 2 màu cực đặc biệt
16:15 18/08/2012 Các loại cây cho vườn thủy sinh
15:52 18/08/2012 Hướng dẫn tạo thác nước trong hồ thủy sinh
15:37 10/08/2012 Vì sao thực vật thủy sinh không bị thối rửa
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+