Tổng quan về quản lý bể
Dòng chảy của nước: Tính từ sau khi ra khỏi máy bơm – lúc này có khí Co2 và cho đến trước khi vào trong buồng nhiệt. Trong buồng nhiệt, nước có Co2 sẽ được làm nóng và theo các ống dẫn đến tất cả các phần của bể nước, bao gồm cả phần xa nhất của bể. Hàng ngày cần phải kiểm tra dòng chảy của nước và cho cá ăn. Định kỳ 3lần/tuần kiểm tra độ pH và nhiệt độ của nước. Nước mềm phải có độ pH xấp xỉ 7, nước cứng có chứa Co2 thì độ pH cho phép là 7.5, nhiều Co2 sẽ làm giảm độ pH của nước. Nhiệt độ nước phải luôn ở mức 27oC. Độ cứng của nước phải vượt trên 50ppm. Kiểm tra độ kiềm trong nước sao cho xấp xỉ với độ cứng hoặc có thể cao hơn 1 chút với Kali Bicarbonate. Ghi lại các chỉ số. 1 lần/tuần thay nước sạch cho bể, diệt cỏ hại, sửa lại khu vực trồng cây cho thoáng đãng, trồng lại cây.
Lưu giữ kết quả
Một công việc khó chịu nhưng cần thiết trong công việc quản lý bể. Không có các kết quả lưu trữ bạn vẫn có thể thành công nhưng bạn không thể hiểu rõ điều gì đang diễn ra. Nên ghi rõ các chỉ số bạn quan sát được kèm với các hành động cụ thể.
1. Nguồn ánh sáng
2. Không gian chính của bể
3. Giá đỡ
4. Đầu bơm nước ra với miếng lọc bọt biển
5. Buồng nhiệt
6. Ống dẫn nước làm ấm nền (ống to)
7. Ống thông dành cho khoảng không dưới nền
8. Khoảng không dưới nền
9. Mạng lưới ống dẫn nước ấm nhỏ
10. Ống trả lại nước cho bể
11. Hệ thống kiểm soát nồng độ Co2, pH và phân bón.
Khoảng không bên dưới
Hệ thống thông khí là khoảng không bên dưới nền, khoảng không này chứa nước, hệ thống thông khí có thể là các ống dẫn có một đầu ở trên bề mặt nước và là nơi để đưa vào đó các chất dinh dưỡng như phân bón giúp cho thực vật thủy sinh phát triển tốt.
Quản lý khoảng không này: Nếu như bạn cho quá nhiều phân bón thủy sinh thì rễ của thực vật sẽ bị thối, dẫn đến rụng lá. Bạn có thể kiểm tra mức độ bón phân của mình bằng cách sử dụng một ống nhựa dẫn thẳng xuống vùng khoảng không bên dưới nền và lấy mẫu nước dưới đó. Mẫu nước này sẽ nói lên được tình trạng của vùng nước dưới nền, nếu nước có màu xám, đồng thời có mùi lưu huỳnh thì cần phải giảm lượng phân bón xuống ½ so với lúc trước trong vòng vài tuần, sau đó kiểm tra lại.
Sưởi ấm nền
Chúng ta có thể làm các thực vật thủy sinh tăng trưởng một cách tự nhiên bằng cách đánh lừa chúng rằng lúc nào cũng là mùa mưa. Cách này có thể đạt được bằng cách làm ấm phần đất, chiếu sáng và bón phân.
Mô tả: Một mạng lưới nước ấm chảy giữa chất nền và khoảng không dưới cùng. Thường thì mạng lưới này được cấu tạo bởi 2 ống nhựa 32mm. Một ống sẽ được nối với buồng nhiệt, đầu còn lại của ống sẽ hở ra tại mặt nước, ngoài 2 ống nước to 32mm còn có rất nhiều các ống nhỏ 12mm gắn với 2 ống này, mạng lưới này cũng đóng một vai trò nữa đó là giúp hòa tan hoàn toàn CO2 trong nước.
Quản lý: Nhiệt độ của nước giúp sưởi ấm nền có tác dụng tốt nhất là nhiệt độ 27oC
Nền
Nền thường được tạo thành bởi 75 mm đất được lấy từ khu đất màu mỡ nhất trong vườn. Hỗn hợp đất có thể được tạo thành bằng cách trộn đều 8 phần đất với 2 phần than bùn. Sau đó đổ một lớp cát dày khoảng 25mm lên trên bề mặt của lớp đất. Tránh trộn lẫn đất với phân bón trước khi cho nước vào vì đất sẽ chuyển màu đen và có mùi khó chịu khi bị ngâm trong nước.
14:00 15/11/2012 Thủy Nữ: Ngôi sao rực sáng giữa đầm lầy
16:58 08/10/2012 Hồ sinh cảnh nhân tạo khổng lồ Bonito
11:56 08/09/2012 Chơi thuỷ cảnh
15:23 31/08/2012 La hán xanh
10:42 26/08/2012 Trang Chuối, chăm sóc & nhân giống
10:49 24/08/2012 Ngắm sen Hà Nội tháng 5
11:14 23/08/2012 Ngắm bông sen 2 màu cực đặc biệt
16:15 18/08/2012 Các loại cây cho vườn thủy sinh
15:52 18/08/2012 Hướng dẫn tạo thác nước trong hồ thủy sinh
15:37 10/08/2012 Vì sao thực vật thủy sinh không bị thối rửa
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+