Những nguồn ánh sáng được sử dụng:
- Ánh sáng nhiệt (đèn dây tóc)
- Ánh sáng từ đèn Halogen
- Ánh sáng đèn Huỳnh quang (ánh sáng trắng)
- Ánh sáng cường độ cao (ví dụ như ánh sáng xuất hiện khi có sự phóng điện): để làm gì nhỉ???
Quang phổ là các màu đơn hình thành nên ánh sáng, gồm màu đỏ, vàng, lục và lam (các màu trong 7 màu cầu vồng). Quang phổ này được đo bởi sự toả nhiệt cuả mỗi một màu khác nhau (đơn vị tính K).
Ánh sáng đỏ và vàng sản sinh ra nhiệt lượng thấp trong khi ánh sáng lam sản sinh ra một lượng nhiệt lớn hơn. Thấp hơn và cao hơn được định nghiã dựa vào ánh sáng mặt trời với nhiệt lượng trung bình 5500K.
Chỉ số cường độ ánh sáng (CRI) được thể hiện trên thước đo từ 1-100.
- 100 tương đương với cường độ ánh sáng mặt trời chiếu sáng một vật thể không qua gạn lọc; đơn vị đo cường độ ánh sáng là Lux hay lumen; Đây là một chỉ số rất quan trọng vì 1 đơn vị tối thiểu ánh sáng chỉ đi được khoảng 7 cm dưới nước. Vì vậy việc thiết kế nguồn cung cấp ánh sáng đúng giúp cho lượng ánh sáng trong hồ đầy đủ có thể chiếu sáng khu vực hồ mà ta mong muốn.
Vài thông tin về ánh sáng:
- Nhiều ánh sáng đỏ kết hợp với dinh dưỡng dư thưà sẽ kích thích tảo phát triển. Trong trường hợp này nhiệt lượng đo được khoảng 4000K.
- Luôn cung cấp vưà đủ ánh sáng tuỳ theo tập tính cá cuả bạn dù rằng nếu cung cấp dư thưà ánh sáng cá cũng không bị ảnh hưởng thị lực hay bị nóng nhưng chúng sẽ ẩn nấp kỹ..
- Bụi lơ lửng, nước đục, kiếng hồ dơ...ảnh hưởng rất nhiều đến ánh sáng dùng cho hồ.
Nhiều ánh sáng kết hợp với dinh dưỡng cao tạo điều kiện cho tảo phát triển mạnh. Kết hợp với cát nền (silicates) cho kết quả là tảo nâu phát triển dữ dội hơn nưã. Kết hợp với Phosphates cho kết quả là tảo lam và tảo đỏ phát triển mạnh.
Ánh sáng được xem như một chất xúc tác, kiểm soát ánh sáng và dinh dưỡng là cách tốt nhất giải quyết các vần đề về tảo trong hồ.
Ánh sáng nhiệt: (ánh sáng toả ra từ đèn dây tóc) một sự cải tiến từ ánh sáng Halogen.
CRI:100 cho quang phổ có rất nhiều ánh sáng đỏ, nhiệt lượng 2700 K cho ánh sáng đèn dây tóc và 3000 K cho ánh sáng đèn Halogen. Loại ánh sáng này chỉ sử dụng cho loại cây cần tăng trưởng nhanh do sự tăng nhiệt độ trong hồ.
Ánh sáng đèn huỳnh quang:
Tất cả các đèn huỳnh quang đều phải được thay mới sau 6-12 tháng. Vì ánh sáng toả ra suy yếu rất nhiều theo thời gian sử dụng và không tốt cả cho mắt bạn nưã.
Có sự khác biệt giưã các loại đèn. Dạng sống cần ánh sáng yếu thích hợp với đèn neon truyền thống. Do đó tuỳ theo loại động thực vật mà ta dùng đèn có ánh sáng cường độ cao (HO), hay đèn có ánh sáng cường độ rất cao (VHO).
Đèn huỳnh quang cho ra ánh sáng rất gần với ánh sáng mặt trời. Sự kết hợp các loại đèn là cần thiết (ví dụ san hô cần nhiều ánh sáng lam, trong khi đó ánh sáng dùng cho hồ thuỷ sinh cần có nhiều ánh sáng đỏ vì ánh sáng đỏ rất cần cho cây phát triển, do đó đèn dùng cho hồ thuỷ sinh là loại đèn đặc biệt kết hợp 2 loại ánh sáng lam và đỏ.) Cần chú ý là sử dụng ánh sáng đỏ quá mức kết hợp với dư thưà dinh dưỡng làm cho tảo phát triển nhanh chóng.
Ánh sáng cho hồ thuỷ sinh:
Cây thủy sinh cần nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp, ánh sáng đèn huỳnh quang được chấp nhận khi chúng có đủ 2 quang phổ màu là màu đỏ và màu lam. Ánh sáng đỏ giúp cây quang hợp, có ý kiến cho rằng việc kết hợp tất cả các quang phổ được cho là tốt cho cây phát triển.
Dùng cho hồ thuỷ sinh 2 W cho 1 Gallon (4 lít), hồ có chiều sâu hay loại cây cần nhiều ánh sáng cần 3W/4 lít .
Thời gian chiếu sáng một này từ 10-12 giờ.
Tiếp theo, một tài liệu khác:
Ánh Sáng:
-Một nguyên tắc cung cấp ánh sáng cho hồ thuỷ sinh là 0.5- 1W cho 1 lít, và đối với đèn neon thì 1W/1lít nước trong hồ. Một hồ chứ 5o lít nước, ánh sáng tối thiềủ là 50 x 0.5w = 25 watts, và tốt nhất là 50 x 1w = 50 watts. Vài loài cây cần nhiều ánh sáng hơn trong khi đó có loài chỉ cần rất ít ánh sáng. Không nên dùng đèn dây tóc. Vài loại đèn có thể toả nhiệt quá nóng, điều này không cần thiết cho hồ thuỷ sinh vào muà hè vì làm tăng nhiệt độ cuả hồ làm cho cây thuỷ sinh không chịu được trong suốt thời gian này, và chúng thường tiêu tốn nhiều điện và ánh sáng toả ra có cường độ quá thấp. Tốt nhất chúng ta nên dùng đèn huỳnh quang, đèn huỳnh quang sẽ ngày càng có giá thành rẻ và dễ dàng chấp nhận được; để cho được kết quả tốt nhất ta dùng 2 đèn huỳnh quang với maù ánh sáng khác nhau: một cái có ánh sáng trắng xanh (white), và một cái có ánh sáng trắng vàng hay trắng ngà (warm).
- Cây thủy sinh cần ánh sáng tương tự ánh sáng mặt trời hàng ngày. Do đó cần phải tắt đèn khi trời tối và mở đèn khi trời sáng, thời gian chiếu sáng tư 10-14 giờ/ ngày. Cây thuỷ sinh có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới cần thời gian chiếu sáng 12 giờ/ ngày, cây thuỷ sinh ở những vùng khác cần có thời gian chiếu sáng dài vào muà hè và ngắn vào muà đông.
- Có thể tắt đèn vài ngày để kiểm soát tảo, vài ngày không có nhiều ánh sáng không làm hại cây thủy sinh cuả bạn nhưng đối với tảo vài ngày có thể kiềm hãm sự phát triển cuả một vài loại tảo.
Phân bón
- Cây thuỷ sinh trong hồ cũng cần những chất dinh dưỡng như bất kỳ một khu vườn nào. Cá phần nào cũng cung cấp những dưỡng chất như N,P,K, .... (Nitrogen, Phosphate và Potassium) cho cây thủy sinh. Nhưng cây còn cần các nguyên tố vi lượng như sắt, nickel, kẽm, Bo và một ít các nguyên tố khác. Trong điều kiện trồng bó hẹp thật không dễ cho cây tìm thấy những nguyên tố này, ngoài thiên nhiên trong môi trường nước luôn thay đổi có một lượng lớn nước di chuyển qua lại nên cây dễ dàng hấp thụ đủ các chất cần thiết. Do đó cần phải thay nước thường xuyên nhằm cung cấp một lượng nước mới giàu khoáng chất hơn, ngoài ra cũng có thể dùng phân bón có bổ sung các yếu tố vi lượng nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây phát triển.
- Sự nghèo nàn các nguyên tố vi lượng làm ngưng hẳn quá trình tăng trưởng cuả cây, lá vàng hay những vết thối rữa trên lá xuất hiện và một trong những lý do đó là nước ít được thay đổi. Đừng bao giờ nghĩ là bạn bón phân cây sẽ phát triển trở lại- đây là một sai lầm thường thấy nhất- vì phân chứa nhiều phosphates sẽ làm cho tảo phát triển nhanh chóng phá vỡ cấu trúc dinh dưỡng cuả hồ và ảnh hưởng chất lượng cây thuỷ sinh trong bể, và nitrates sẽ làm cá cuả bạn bị stress.
Aquagreen