Người Á Đông có truyền thống văn hoá hàng ngàn năm, nuôi trồng và thưởng ngoạn Địa Lan Kiếm (Terrestrial Cymdibium).Hiện nay, ngành nuôi trồng mang tính công nghiệp các loài lan lai, có cần hoa cao, bông hoa to, mầu sắc rực rỡ, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu trong ngành nông nghiệp ở nhiều nước như: Thái Lan, Đài Loan, Singapore v.v…
Người Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây, Hưng Yên, Thái Bình v.v… cũng đã gìn giữ được nhiều loài Địa lan Kiếm quý giá như Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố, Thanh Trường, Đại Mặc, Trần Mộng, Bạch Ngọc, Tứ Thời v.v…
Cách thưởng ngoạn Địa lan Kiếm của các Sĩ phu Bắc Hà xưa và nay cũng khá giống nhau: Thư Thái! Ung dung! Để thấm dần dần: Hương dịu! Dáng thanh! Sắc nhã!
Nhà thơ trẻ Trần Anh thuận đã thốt lên:
“Yêu mình một, quý lan mười
Chỉ một lần ngắm, trọn đời ngẩn ngơ”.
Người ta sẽ cười những ai kê sát mũi vào bông lan và hít thật sâu! Thật mạnh! Thưởng thức hương lan thế vậy sao!
Cứ bình tĩnh, hương lan thường toả hương từng đợt. Nhà thơ Đinh Hạnh đã viết:
“Hương lan, người Ngọc hay lờ lững!
Chợt có rồi không! đến ngỡ ngàng”
Địa Lan Kiếm Trần Mộng được nhiều người ưa chuộng. Cánh đài, cánh hoa của loài lan này có màu hồng pha mầu cánh gián, khi hoa nở lại hơi uốn cong về phía sau, thật là duyên dáng! Hương thơm rất kỳ diệu. Ai có dịp thưởng thức hương thơm của loài lan này sẽ nhớ mãi mãi, khó quên lắm! Ngoài hai đặc tính đáng quý: hoa đẹp, hương thơm quyến rũ, Địa lan Kiếm Trần Mộng còn có các ưu thế sau: bông hoa khá to, chùm hoa có nhiều bông và cao tới 80cm, 90cm, vươn khỏi đám lá lục biếc. Mỗi năm lan có thể ra hoa được 2 vụ: Thu và cuối Đông.
Nhiều người trồng lan, thường muốn vụ lan nở đón xuân được tốt, nên đã huỷ những mầm hoa lan tháng 9.
Địa lan Kiếm Trần Mộng phân nhánh nhanh và dễ nuôi, nhưng có nhược điểm lá to, dài và giòn nên dễ gãy. Người ta không xếp các chậu lan Trần Mộng ở đầu hàng các chậu lan để tránh các luồng gió mạnh.
Tên loài Địa lan này cũng là một kỳ tích ly kỳ. Vua Trần Anh Tông (thế kỷ XIII) trong một đêm ngủ, mộng thấy được xem một loài Địa lan rất lạ, hoa màu đỏ hồng, rất đẹp và rất thơm. Khi Người tỉnh giấc, thấy tiếc quá, nhà vua ngẩn ngơ, bần thần. Kỳ lạ thay, trong ngày hôm đó, có người mang tiến vua một chậu lan như trong giấc mộng của nhà vua… thế là loài lan quý đó đã được mang tên giấc mộng của vua Trần.
Tuy vậy có nhiều người chơi lan lại gọi đây là lan Tần Mộng, cây lan trong giấc mộng của Tần Thuỷ Hoàng. Trung Quốc là nước đã phát hiện ra các loài Địa lan sớm nhất thế giới, từ thế kỷ V trước Công nguye6n, Tần Thuỷ Hoàng nổi danh trong thế kỷ III trước Công nguyên – Vậy tên đó có thể là hợp lý?
Nhưng nếu xét kỹ, tuy Trung Quốc đã ca ngợi lan từ thế kỷ V trước Công nguyên: dù trong núi thẳm rừng sâu mà vẫn cứ toả hương khoe sắc. Thời gian đó chưa thể nuôi trồng, thuần dưỡng lan được, vì lan có những tập tính riêng khác với muôn loài thực vật. Cho nên mãi các thế kỷ sau Công nguyên, nhất là đến thời kỳ nhà Đường, thế kỷ VII, VIII, ở Trung Quốc mới phát triển các vườn lan. Nổi tiếng nhất là Vương Hy Chi (tác giả của Thiếp Lan Đình) hay Đỗ Phủ (nhà thơ lừng danh của Trung Quốc) được coi là các bậc lan Vương.
Do vậy vua Tần chưa thể có giấc mộng về lan được. Chúng ta cũng nên nhìn nhận về tính cách của hai vị vua này. Tần Thuỷ Hoàng có tài năng phi thường, đã đánh tan được hết các nước chư hầu, thống nhất Trung Nguyên, góp phần quyết định xây dựng một công trình rất to lớn của nhân loại – Vạn lý Trường Thanh. Nhưng vị vua này cũng nổi tiếng về số cung nữ (3.000 người), đã chôn sống, giết nhiều danh nho, đốt cháy nhiều pho sách quý.
Vua Trần Anh Tông, thế kỷ XIII, là một trong các vị vua đầu tiên của nhà Trần – Các vị minh quân đầu đời của nhà Trần đã tổ chức hai hội nghị lịch sử: Hội nghị Bình Than của các tướng lĩnh; Hội nghị Diên Hồng của các đại diện trăm họ, nên đã đánh tan được ba cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông. Chính các vị minh quân này đã hội tụ được nhiều nhân tài kiệt xuất như: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Lê Văn Hưu, Lê Phụ Trần,… và đã mở lại các khoa thi tuyển dụng nhân tài. Vua Trần Anh Tông kế tục các vị tiền bối chăm sóc vườn thượng uyển, hình thành “Ngũ Bách Lan Viên” (vườn 500 chậu lan) trên đồi Long Đỗ, Công viên Bách Thảo – Hà Nội.
Có điều kỳ lạ – Các giống Địa lan của rừng Việt Nam rất ít loài hoa Địa lan có mầu đỏ, mầu hồng.
Trong khi đó, trong các khu rừng ở Trung Quốc lại rất phong phú. Trong cuốn “Sắc Hoa Giám Thưởng” của Lưu Thanh Dũng, Lưu Dật Bình (NXB Kỹ thuật Phúc Kiến, in vào tháng 7/2003) có giới thiệu 74 loài Địa lan Kiếm có hoa mầu đỏ, màu hồng, nhưng lại không có hoa nào mang tên Tần Mộng.
Như vậy ta tin rằng, vua Trần Anh Tông, con người anh minh, giàu lòng nhân nghĩa, coi trọng văn hoá – luôn thấy vườn lan 500 chậu Địa lan Kiếm chỉ có mầu tím (Mặc lan), mầu lục (Thanh lan), mầu vàng (Hoàng lan), mầu trắng (Bạch lan) nên đã có mơ ước đêm ngày được có hoa lan màu hồng. Vậy loài hoa lan đó có tên là Trần Mộng có thể là đúng.
Nhà thơ Đinh Hạnh làm nhiều bài thơ về hoa lan, có bài về lan Tần Mộng, sau thấy việc thay đổi tên này này đúng hơn, nên đã nói lời: Tạ từ Tần Mộng
Vua Tần mê mải chiến tranh
Giấc mơ trận mạc, đâu giành cho lan
Nhà Trần xây Bách Lan Viên
Tôn vinh Trần Mộng, sang tên cho nàngHà Nội vào thu!
Cây bàng lá đỏ
Chúng ta khó thấy con nai vàng ngơ ngác!
Nhưng tại các vườn lan, những chùm hoa đỏ hồng của Địa lan Kiếm Trần Mộng đang vươn lên cao, đón nhận những tia nắng vàng hổ phách và toả hương từng đợt, từng đợt, man mác.
Dương Xuân Trinh
15:18 17/03/2014 "Tìm thấy lại" giống hoa lan quý hiếm trên một hòn đảo xa xôi
11:22 28/02/2013 Lan căn điệp vàng
15:54 04/02/2013 Lan Hồ Điệp cánh trắng điểm chấm tím
16:04 28/01/2013 Lan Búa - kỳ hoa dị thảo của Australia
18:34 25/01/2013 Vẻ đẹp đa dạng của hoa lan
11:09 23/01/2013 Nữ hoàng Sheba quyến rũ
10:23 14/01/2013 Cây Vanilla tự nhiên trồng thành công ở Việt Nam
11:35 24/12/2012 những chuyện mê Lan
11:18 24/12/2012 Lan và gốc nho: những mỹ thuật phẩm
21:32 22/12/2012 Vua Laelia: Nguyễn Thanh
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+