Trong bài nầy tôi xin dành riêng đặt tên cho một số phong lan quí hiếm, do kiến thức của tôi rất hạn hẹp, mà hoa lan lại bao la nên tôi chỉ đóng góp chút ít để làm phong phú thêm cho văn hóa Việt nói chung, và hoa lan nói riêng. Nếu có đều chi sơ sót, mong quí vị tiền bối chỉ giáo cho xin chân thành cảm tạ. Tôi đặt một số tên phong lan như sau:
Liễu Trúc Lan, tên khoa học: Dendrobium falconeri, tên Việt: Hoàng Thảo Trúc Mành. Vì cây lan nầy thân dài cả thước giống như cành liễu, thân có đốt giống cây trúc, cây thuộc loài phong lan, nên tôi gom cả ba lại đặt tên Liễu Trúc Lan. Trong bài viết nầy tôi xin được dùng tên Liễu Trúc Lan, mong quí vị thông cảm.
Lần đầu tôi thấy hình ảnh cây lan nầy trên web do nhiếp ảnh gia: QT Lương chụp vào năm 2006, làm cho tôi bồi hồi trước vẻ đẹp kỳ diệu của loại lan nầy. Sau đó tôi tìm hết tất cả các vườn lan tại Canada đều không có, cuối cùng tôi nhờ hội: HỘI HOA LAN VIỆT NAM ORANGE COUNTY, liên lạc với chị Hảo ở Seattle giùm. Sau đó tôi có liên lạc qua email với chị, mãi đến trung tuần tháng ba năm nay tôi mới có dịp qua Seattle thăm anh chị, sau đó được chiêm ngưỡng vườn lan của chị. Tôi không ngờ chị có nhiều Liễu Trúc Lan đến như vậy, chị trồng trong chậu nhỏ, và nhiều chậu gom lại tôi ôm một vòng tay không giáp. Nhánh lan mảnh mai buông thòng xuống cả thước. Giống lan nầy nghe nói ở Việt Nam ai cũng ngại khó trồng, nhưng đọc qua bài: kinh nghiệm trồng lan, và tận mắt nhìn thấy lan của chị, quả thật chị Hảo là Bác Sĩ trị bịnh cho loại lan nầy.
Trở lại cây: Dương Liễu, ở Việt Nam mình chỉ thấy trồng bên bờ hồ, ao. nhưng không thấy ai trồng trong sân nhà, văn hóa mình nghĩ âu sầu liễu rủ không tốt. nhưng ở bên xứ Canada tôi thấy họ họ trồng cây liễu trong sân nhà. Còn Liễu Trúc Lan thân giống như cành liễu. nhưng theo tôi biểu tượng văn hoá của cô gái miền "sơn cước", má hồng, môi đỏ, tóc dài. Xứ người có Cattleya mà người ta đặt cho cái tên Nữ Hoàng hoa Lan, cũng không thể sánh bằng cô gái miền sơn cước của Việt Nam mình, vì nàng không cần vương miện, mà trên mái tóc nàng có gắn nhiều bông hoa ngũ sắc, làm tăng thêm vẽ đẹp kiêu sa.
Nói tới bông hoa có gắn liền với văn hóa mỗi nước như giống lan hài: Paphìopedilum fairrieanum, không cần tra cứu là tôi đã đoán ra xuất xứ từ Ấn Độ, hai cánh hoa giống như bộ râu mèo. Giống lan nầy không thể tìm thấy ở Việt Nam, ngược lại quê mình có cây lan hài Paphipedilum helenae, cũng không thể tìm thấy ở Ấn Độ hay xứ khác, nó mang tính đặc thù của người đàn bà Việt Nam mình có đôi bàn chân thon nhỏ, nên đấng tạo hóa đã sinh ra một bông lan hài thon nhỏ xinh đẹp như vậy. Như những giống lan Cattleya khi sang xứ Nhật Bản họ lai giống ra thân và lá ngắn gọn, nhưng hoa lại to, để thích hợp với không gian và dáng vóc con người khiêm tốn. Còn lan đặc hữu của Nhật có loại Neofinetia falcata, cũng thích hợp với văn hóa nước Nhật, loại nầy người Trung Hoa họ đặt tên Ngọc Xuyên. Họ đặt tên theo bộ lá giống như ba gạch xuôi, vì ba gạch xuôi là chử xuyên, còn ba gạch ngang là chữ tam, hoa màu trắng có mùi thơm họ đặt tên Ngọc.
Nói về đặt tên cho loài hoa, có lần tôi đến nhà anh bạn cùng làm chung công ty, anh tên: Liễu kim Tinh người Hồng Kông, đi làm chung tôi thường nói chuyện với anh về hoa lan. Anh chỉ thích lan Paphipedilum lan hài và lan Cymbidium địa lan.
Anh có green house và bán cây cảnh bonsai, có lần tôi đến chơi, tôi thấy anh có cây Goldfinger potenilla, dáng rất đẹp hoa năm cánh màu vàng trong giống như hoa mai. Loài này hoa có nhiều màu trắng, đỏ, hồng và vàng, chịu được lạnh, mùa đông cây rụng lá, mùa xuân cây ra lá mới, thân cao từ: 30 đến 50 cm. Lá chiều ngang khoảng 3 mm chiều dài khoảng 8 mm. Nếu dịch ra tiếng Việt có nghĩa: "ngón tay vàng", nhưng người Quảng Đông họ đặt tên cho loại cây nầy Kim Liễu Mai, theo tôi nghĩ hoa màu vàng họ đặt chữ kim, còn chữ liễu nhánh giống cành liễu, chữ mai có nghĩa hoa giống hoa mai. Tôi có mua hai chậu để phía sau nhà, hoa nở từ tháng ba cho đến cuối tháng chín, màu vàng rực rỡ trong giống hoa mai quê nhà.
Trở lại Liễu Trúc Lan ở Việt Nam tôi không biết có dễ tìm không? Nhưng ở Canada và Hoa Kỳ, loại nầy cực kỳ quí hiếm, dáng và đường nét dễ cho họa sĩ, và nhà thơ có nhiều cảm hứng để sáng tác, thân có đốt giống như vòng eo thắt, lá xòe ra giống như những ngón tay búp măng, thân dài cả thước như mái tóc dài, của người thiếu nữ ngồi bên bờ suối chờ ánh trăng lên, ngả mình soi bóng nước, như một mối tình Nguyệt Lan đầy thơ mộng.
Mai Trúc Lan. tên khoa học Dendrobium odiosum, trước đây các nhà vườn hay lầm lẫn với cây Dendrobium hainanense, trong bài Tiểu Trúc Dendrobium odiosum, bác Bùi xuân Đáng đã viết chi tiết về loại lan nầy. Trong bài nầy tôi chỉ muốn đặt tên cho loại hoa lan hiếm quí nầy với cái tên Mai Trúc Lan. Theo tôi giống lan nầy hoa màu vàng, cánh hoa tròn giống như hoa mai, thân có đốt giống như loài trúc, và thuộc lòai phong lan, nên tôi đặt tên Mai Trúc Lan. Nếu đặt tên Tiểu Trúc thì không ổn, phải thêm chữ lan đi kèm, để cho người ta phân biệt lan và trúc, còn dùng chữ tiểu phía trước tôi cũng thấy ngại, vì loại Dendrobium papillio trong bài trước tôi đặt tên Bạch Trúc Lan, loại nầy thân còn nhỏ hơn Mai Trúc Lan.
Ở Việt Nam tôi thường thấy nhiều nhà treo bốn bức tranh sơn mài, Mai Lan Cúc Trúc, biểu tượng cho bốn loại thảo mộc quí hiếm, còn Mai Trúc Lan do tôi tự đặt có được cả ba, theo tôi những người chơi lan sành điệu cũng nên có một chậu Mai Trúc Lan, vì nó mang nét đặc tính của văn hóa Việt Nam mình.
Nhứt Dạ Hương Lan, ông bạn tôi mới mua được chậu lan Brassavola nodosa, anh hỏi tôi lan nầy có tên Việt không? Tôi nói với anh loại lan nầy của xứ nam Mỹ, từ Columbia chạy dài tới Venezuela, họ đặt tên Lady Of The Night. Tôi thấy người Việt Nam mình dịch: Giai Nhơn Trong Bóng Đêm. Theo tôi đặt tên cho một loại hoa lan mà dùng đến năm chử hơi dài, mà không sát nghĩa. Câu tiếng Anh nầy là nghĩa bóng, cũng có nghĩa người đàn bà nổi bật nhứt trong đêm dạ hội, mà mình dịch Giai Nhơn Trong Bóng Đêm, làm sao người ta thấy hết vẻ đẹp của người đàn bà. Loài lan nầy đặc biệt có mùi thơm vào ban đêm, và được chấm điểm có mùi thơm nhứt của hoa lan, mà hai danh từ Lady Of The Night và Giai Nhơn Trong Bóng Đêm, tôi không thấy nhắc đến mùi thơm. Theo tôi, loại lan có mùi thơm về đêm nên đặt tên là Dạ Hương Lan, suy đi nghĩ lại, tôi thấy cũng không ổn vì có giống lan Angraecum didieri cũng có mùi thơm về đêm, và nhiều loại khác cũng có mùi thơm về đêm như Brassavola martiana hay Brassavola perrinii. Như vậy tôi xin đặt tên cho loại lan nầy: Nhứt Dạ Hương Lan.
Dạ Hương Lan. tên khoa học Angraecum didieri mọc ở Madagascar thuộc tây Phi Châu, ở độ cao 600 đến 1500 mét, hoa màu trắng như có gắn kim tuyến. Ban ngày hoa không có mùi thơm, nhưng hoàng hôn buông xuống hoa nhả ra mùi thơm rất đặc biệt, tôi có trồng trên miếng gỗ, mỗi năm ra hoa hai lần, đem cây đi dự thi năm nào lan của tôi cũng được giải thưởng. Cây sống được tám năm tự nhiên chết, không biết có phải cây già rồi chết hay không? Tôi rất tiếc. cây nầy có mùi thơm về đêm, nhưng không được chấm hạng nhứt về mùi thơm như Nhứt Dạ Hương Lan, nên tôi đặt tên cho loại phong lan nầy Dạ Hương Lan.
Để kết thúc bài viết tôi xin làm bốn câu thơ:
Trương Thái Hòa
15:18 17/03/2014 "Tìm thấy lại" giống hoa lan quý hiếm trên một hòn đảo xa xôi
11:22 28/02/2013 Lan căn điệp vàng
10:10 26/02/2013 Đại Lan - Kiếm Trần Mộng Sapa
15:54 04/02/2013 Lan Hồ Điệp cánh trắng điểm chấm tím
16:04 28/01/2013 Lan Búa - kỳ hoa dị thảo của Australia
18:34 25/01/2013 Vẻ đẹp đa dạng của hoa lan
11:09 23/01/2013 Nữ hoàng Sheba quyến rũ
10:23 14/01/2013 Cây Vanilla tự nhiên trồng thành công ở Việt Nam
11:35 24/12/2012 những chuyện mê Lan
11:18 24/12/2012 Lan và gốc nho: những mỹ thuật phẩm
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+