Thailand, đất nước hiền hòa, xinh đẹp và hiếu khách, hơn 1 tháng nay rộ lên phong trào biểu tình đòi lật đổ chính phủ của Mặt trận Áo đỏ (UDD). Tuy nhiên, đoàn cán bộ TP được tài trợ của Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp & HTX thông qua Lãnh sự quán Thailand tại thành phố Hồ Chí Minh đã có 4 ngày tham quan, trao đổi ở BANGKOK và các tỉnh lân cận không gặp trở ngại gì trong quá trình tác nghiệp. Với chủ đề hoa lan: Sản xuất và tiêu thụ đoàn có buổi làm việc với Cục Khuyến nông, Bộ Nông nghiệp & HTX; 2 ngày tham quan 2 công ty hàng đầu trong sản xuất và xuất khẩu Lan; 1 buổi làm việc với Hiệp hội hoa Lan Thái. Mặc dầu thời gian khá ngắn ngủn nhưng qua đó có thể ghi nhận một số điều sau: * Tổng diện tích hoa kiểng của Thái đạt 12.160ha (2009); trong đó, chiếm diện tích cao nhất là Lan: 3.718ha (30,6%), Vạn thọ 1.520ha (12,5%), hoa Lài 1.120ha (9,2%), hoa Hồng 1.056ha (8,7%), hoa Sen 880ha (7,2%)….; cây kiểng 2.400ha (20,3%). Vùng sản xuất hoa kiểng tập trung ở các tỉnh miền Trung, lân cận BANGKOK như Samut – sakhon, Ayut-thaya, Nakhon-pathom, Ratchaburi, Chonburi…Riêng về hoa lan, đầu bảng là 2 loại Dendrobium và Mokara (cắt cành); kế đến là Oncidium, Aranda, Arachinis, Vanda, Ascodenda, Catteya….Đặc biệt là, họ đã nhân giống thành công lan Hài đặc hữu của Việt Nam, và được trồng khá rộng rãi. Ở Việt Nam, các vùng trồng hoa kiểng lớn là Tây Tựu (Hà Nội), Đà Lạt (Lâm Đồng), TP. Hồ Chí Minh, Sa Đéc (Đồng Tháp) và Cái Mơn (Bến Tre). Nhưng, hoa lan chỉ tập trung ở Đà Lạt (Địa lan) và TP. Hồ Chí Minh (Dendrobium, Mokara, Vanda, Oncidium…); và, diện tích khá khiêm tốn, khoảng 200ha, bằng 5,4% so với hoa Lan Thái. * Các công ty lớn của Thailand điều sản xuất khép kín từ khâu tạo giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, đóng gói, xuất khẩu. Họ tự tạo ra bộ giống cho riêng mình, hàng năm đưa vào sản xuất nên luôn được sự mới mẻ trong việc giải quyết nhu cầu cho người tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đối với Việt Nam, việc nhân giống bằng phương pháp cấy mô đã đạt được nhiều thành tựu bước đầu; tuy nhiên, chất lượng cây giống vẫn chưa thể so sánh với sản phầm cùng loại nhập từ Thái. Và điều cần bàn đó là, việc lai tạo ra bộ giống riêng cho hoa lan Việt vẫn còn rất chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nên người trồng lan vẫn phải nhập giống mới từ Thái. * Về sản xuất, 60 – 70% sản lượng lan cắt cành của Thailand được xuất khẩu đến 38 nước trên thế giới, đạt giá trị 104 triệu USD (2009) Trong đó, xuất khẩu sang Việt nam:
* Thailand có rất nhiều Công ty lớn, sở hữu vài chục ha lan như Công ty Thái Orchid ở Ratchaburi, Công ty Siam Taiyo ở Samut-sakhon. Các công ty này ngoài diện tích trực tiếp quản lý 15 – 20ha, họ còn liên kết với các công ty, nông trại nhỏ tạo thành hệ thống vệ tinh; trong đó, họ là hạt nhân trong sản xuất và xuất khẩu. Ở TP Hồ Chí Minh thì ngược lại, chúng ta chỉ có những nông trại qui mô nhỏ, từ vài trăm m2 đến trên dưới 1 ha. Chưa có công ty nào có qui mô sản xuất từ 2ha trở lên. Tuy nhiên, vài nông trại, doanh nghiệp cũng tạo ra được mối liên kết gắn bó với các hộ trồng lan tạo thành hệ thống vệ tinh trong đó sản xuất và tiêu thụ nhưng vẫn ở qui mô nhỏ, vài ha.
- Lan cắt cành:
+ Dendrobium: 22.917.059 cành
+ Mokara: 153.288 cành
+ Oncidium: 33.160 cành
- Lan chậu:
+ Dendrobium: 2.502.178 chậu
+ M0kara: 444.910 chậu
+ Lan khác: 174.256 chậu
(Nguồn: Bộ Nông nghiệp & HTX Thailand.)
Trong khi đó, TP. Hồ chí Minh với 168 ha Lan, sản lượng hàng năm mới chỉ giải quyết được khoảng 30% nhu cầu tại chổ. Một vài công ty như Long Đỉnh cũng xuất khẩu vài container đến Mỹ, Nhật với Mokara cắt cành, tuy chất lượng đạt yêu cầu, nhưng giá thành khá cao nên khó có thể cạnh tranh với hoa lan Thái. Đó là chưa nói đến số lượng không thể đáp ứng được khi phải xuất một số lượng lớn trong thời gian dài theo hợp đồng. Bên cạnh đó, do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún nên khâu hậu thu hoạch như xử lý mầm bệnh, đóng gói, bao bì xuất khẩu chưa được các nhà sản xuất ở TP. Hồ Chí Minh quan tâm.
* Về chính sách, Nhà nước Thailand không có chính sách ưu tiên cho người trồng lan. Họ tự tìm kiếm đất sản xuất (thuê mướn, mua bán, trao đổi), vay vốn sản xuất, bố trí giống cây trồng dựa trên các khuyến cáo, thông tin của Bộ Nông nghiệp & HTX, kết quả nghiên cứu của các trường Đại học. Chỉ từ 2007 đến nay, chính phủ Thailand mới có chính sách hỗ trợ chi phí xuất khẩu, giảm giá cước vận chuyển để giúp hoa lan có nhiều điều kiện cạnh tranh tốt hơn nữa trên thị trường quốc tế. Bộ Nông nghiệp & HTX cũng có 1 vườn sưu tập, trưng bày Lan lớn nhằm giới thiệu, quảng bá các kết quả nghiên cứu đến với mọi người. TP. Hồ Chí Minh từ năm 2006 đến nay đã ban hành các Quyết định 105, 15…nhằm hỗ trợ lãi vay cho người sản xuất (hộ gia đình, doanh nghiệp…) trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó có hoa lan. Cũng trong các QĐ này TP còn hỗ trợ lãi vay cho các nhà sản xuất giống, tạo giống mới tạo điều kiện xây dựng bộ giống Lan riêng cho TP nhằm hướng đến xuất khẩu trong tương lai.
* Thailand có Hiệp hội Hoa Lan với khoảng 1000 thành viên, gồm nhiều doanh nghiệp có tiếng tăm trong sản xuất và xuất khẩu, và các hộ sản xuất nhỏ, diện tích dưới 1 ha. Hiệp hội là một tổ chức kinh tế tự nguyện, không do Nhà nước Thailand thành lập mà xuất phát từ yêu cầu thực tiển sản xuất và tiêu thụ nên các nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu liên kết lại với nhau. Và đến nay, Hiệp hội là chổ dựa vững chắc cho các nhà trồng và xuất khẩu lan Thái. TP. Hồ Chí Minh cũng có Hội Hoa Lan Cây Cảnh, Hội SVC, Hội làm vườn và Trang trại, nhưng là các tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành phố cho phép thành lập. Hội hoạt động nặng về chuyển giao các tiến bộ KHKT cho các người trồng hoa kiểng, không phải là một tổ chức kinh tế giúp hội viên tổ chức lại sản xuất, tìm thị trường tiêu thụ.
* Một ghi nhận cuối cùng đó là, với khoảng 3800ha lan cùng với 40 năm tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hoa Lan người Thái có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, và không có gì lạ khi nói đến hoa lan trên thế giới người ta nghỉ đến Thailand. Còn chúng ta chỉ mới bắt đầu tham gia trồng lan 10 – 15 năm nay với diện tích còn khá khiêm tốn; và, có rất nhiều điều cần học từ người Thái nếu chúng ta muốn mở rộng diện tích trồng lan, và tạo ra thương hiệu hoa lan Việt trên thị trường quốc tế trong tương lai.
TS. Trần Viết Mỹ
15:18 17/03/2014 "Tìm thấy lại" giống hoa lan quý hiếm trên một hòn đảo xa xôi
11:22 28/02/2013 Lan căn điệp vàng
10:10 26/02/2013 Đại Lan - Kiếm Trần Mộng Sapa
15:54 04/02/2013 Lan Hồ Điệp cánh trắng điểm chấm tím
16:04 28/01/2013 Lan Búa - kỳ hoa dị thảo của Australia
18:34 25/01/2013 Vẻ đẹp đa dạng của hoa lan
11:09 23/01/2013 Nữ hoàng Sheba quyến rũ
10:23 14/01/2013 Cây Vanilla tự nhiên trồng thành công ở Việt Nam
11:35 24/12/2012 những chuyện mê Lan
11:18 24/12/2012 Lan và gốc nho: những mỹ thuật phẩm
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+