Lý luận của đối với việc xanh hóa là “ làng quê có cây cối, như người có có ý phục , quá mỏng thì sợ lạnh, quá dày thì nóng nực. Dựa trên nền tảng đó, âm dương phải trung hòa”. Xung quanh bên ngoài nhà ở và nên trồng những cây gì? Không nên trồng những cây gì? Phong thủy học có rất nhiều luận điểm liên quan đến phương diện này: “đông trồng đào liễu (ích mã), tây trồng du, nam trồng mai táo (ích ngưu), bắc trồng mơ”, “ cây cối hướng vào nhà là điềm may còn quay lưng lại là điềm dữ”, “ trồng trúc xanh quanh nhà sẽ mang tiền tài đến”, “ giữa sân trồng cây chủ phân trương, cửa sân trồng táo hỉ sự tường; sân giữa trồng gỗ nhiều khốn đốn, trồng lâu (ở) sân giữa chủ họa ương”, “ trước cửa có hòe, phước quý ba đời, sau nhà có du, trăm quỷ không gần”, “ nhà đông có mơ là điềm dữ, nhà bắc có mận, nhà tây có đào đều dâm tà” phong thủysân vườn
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã chứng minh: “ bản thân hoa cảnh được chia ra âm dương, do đó, giữa hoa cảnh cũng tồn tịa tương sinh tương khắc, chế ước lẫn nhau”. Ví dụ, các hoa cảnh thích ánh sáng mặt trời phải có 1800 lux độ chiếu sáng mới có thể nở hoa bình thường như : lau trắng, hoa hồng, hoa nhài, hoa mai, mẫu đơn, thược dược, đỗ quyên, hoa cúc, … nếu đặt nó lâu ngày dưới bóng râm thì sẽ sinh trưởng không tốt hoặc không nở hoa, hoặc không ra quả hoặc chết
Có nghiên cứu nói rằng : “ người và hoa cảnh cũng có thể tương sinh tương khắc”. Những loại tương khắc như cây dong tía va cây hỷ thụ tiêu, ban đêm sẽ thải ra CO2 và tranh giành O2 trong phòng với con người; mùi hương do hoa dạ hương tỏa ra khiến những người bị bệnh cao huyết áp và bệnh tim ở trong phòng cảm thấy kho chịu, Ngược lại cũng có hoa cảnh có ích đối với con người, Như lan điếu có tác dụng lọc không khí, tương sinh với con người và có tác dụng làm nhà cửa thịnh vượng, hóa sát và có thể đặt nhiều ở trong nhà, Ngoài ra, xương rồng, cây thanh long, caya ngọc kỳ lân, … cũng có tác dụng làm nhà cửa thịnh vượng và hóa sát. Còn có các hoa như hoa hồng, đỗ quyên gai .. có thể đặt ở các “ hung vị” và “suy vị” ở trong phòng, trên phong thủy cũng có tác dụng hóa sát. Hoa cảnh có tác dụng điều chỉnh Phong thủy , điều này đã được ghi rất nhiều trong sách phong thủy cổ, nhung hoa cảnh cây cối được nhắc đến thường là hoa cảnh ngoài trời.
Ở đây chúng tôi giới thiệu hoa cảnh trong nhà với phong thủy, bao gồm hai loại, một loại là cây thường xanh có lá to, dùng để sinh tài vượng, một loại là loài xương rồng dùng để hóa sát. Xin hay nhớ kỹ một nguyên tắc chủ yếu dưới đây: “vương vị” đặt hoa cảnh có lá to, hoặc lá dày ở “ suy vị “ đặt các hoa cảnh có gai như xương rồng để có thể thu được hiệu quả “ sinh vượng”, tăng thêm tài khí cho nhà cửa. Các hoa cảnh thường dùng có: cây thiết mộc lan, cây sồi, cây hỷ mộc tiêu, cây dong vàng, cây đa lá to, cây cọ tản vĩ, cây lan đuôi hổ, trúc phú phú.
Căn cứ vào yêu cầu của phong thủy học, việc xếp đặt hoa cảnh trong nhà phải phát huy hết yêu tố tương sinh giữa hoa cảnh và con người, đạt đến sự hài hòa giữa hoa cảnh và con người. Để sinh tài hóa sát, các chức năng của hoa cảnh đươc đặt trong phòng cũng khác nhau, vậy các căn phòng trong nhà ở thích hợp với các loại hoa cảnh nào?
Phòng khách
Phòng khách cần phải kỹ lưỡng hơn một chút, có thể lựa chọn các loại như trúc phú quý, cây lan đuôi hổ, xương rồng, cây thủy tùng, sen bảy lá, cây cọ, cây phát tài, cây lan quân tử, cây lan cầu, hoa lan, hoa anh thảo, tắc, cây dương xỉ, cây huyết dụ, … các hoa này là “ vật may mắn” trong phong thủy học, hàm ý như ý các tường, tụ tịa phát phúc.
Phòng ngủ
Phong ngủ cần tràn đây không khí yên tĩnh, khoan thai và ấm áp, có thể chọn xương rồng, cây lê gai, điếu lan, hoa hồng, uất kim hương, cây hoa huệ, hoa bách hợp, liên chân ngựa ( mã đế liên )…, để tạo không khí hòa thuận, nhẹ nhàng thích hợp cho việc nghỉ ngơi.
Phòng đọc sách
Phòng đọc sách cần phải tràn ngập hơi hướng của sách, hoa cảnh cần phải đặt ở vị trí văn xương của chủ nhân, có thể sử dụng hoa sơn trúc, cây văn trúc, trúc phú quý, dây thường xuân, … Các hoa này có thể làm cho tư duy trở lên linh hoạt, rất có lợi co việc học tập. Trên bàn học có thể đặt chậu diệp thảo, xương bồ…, có tác dụng ninh thần thông khiếu, ngăn chặn ngủ gặt.
Phòng ăn
Phòng ăn cần phải sạch sẽ, thống nhất, bạn có thể sử dụng hoa hồng vàng, hoa cẩm chướng vàng, hoa lài vàng ... để gây thèm ăn, tăng thêm khẩu vị nhằm bảo vệ sức khoẻ của cơ thể.
Ban công
Bạn nên chọn các loài hoa cảnh thích hợp với điều kiện của ánh nắng mặt trời, như : hoa nhài, hoa cúc, cây hà lan, hoa hải đường, hoa lạc tiên, cây lan văn trúc, cây thạch trúc, hoa hải đường, hoa hướng dương, cây mễ lan, hao quế, hoa giải lan ( lan cua ) ... Khi xếp đặt các loại hoa, phải đem dương tính đặt gần ánh nắng mặt trời, âm tính đặt ở sau nó, mỗi loại đều phải có chỗ riêng.
Cổng chính
Cổng chính nếu đối diện với cầu thang thì có thể đem hoa huệ tây, cây móc, cây co đặt ở nới tương xứng để hoá giải sát khí. Nếu đối diện cửa sổ ban công có sát khí thì có thể sử dụng xương rồng, hoa hồng, cây ngọc kỳ lân hoặc trồng chậu bầu để hoá giải sát khí.
Tóm lại, bố cục xanh hoá trong nhà không thoả đáng, tuyển chọn loại hoa cảnh không đúng đều ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và sự nghiệp của người ở trong nhà. Hoa cảnh có thể trị bệnh, điều tâm dưỡng tính, đen may mắn đến cho con người, cũng có thể hại người, giết người, cho nên khi chúng ta bố trí hoa cảnh trong nhà nhất định phải suy nghĩ kỹ lưỡng.
( Theo Nguyễn Kim Dân )
09:00 24/07/2013 Có nên lát đá cả sân vườn?
10:23 22/03/2013 Cây xanh cho phòng ăn
10:09 11/03/2013 Giảm xung hại nhờ cây và mặt nước
10:46 06/02/2013 Cách chọn quất cảnh ngày tết theo phong thủy
08:59 25/01/2013 Thiết kế sân vườn và 9 lưu ý về mặt phong thủy
16:49 03/11/2012 Mẹo khắc phục sân vườn thiếu phong thủy
10:22 01/11/2012 Cây xanh và mặt nước trong sân vườn
15:00 29/10/2012 Bố trí sân vườn theo phong thủy
15:19 16/10/2012 Ngũ hành trong sân vườn
10:30 16/10/2012 Phong thủy cho ngoại thất
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+