Cây quất, quýt:
Theo âm Hán của từ “quất” gần giống với âm của từ “cát”, cây quất thường được chọn để trang trí nhà vào ngày Tết. Mọi người chọn những cây lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Do đó mỗi khi tết đến xuân về, nhà nhà đều bày trí cây quất với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình.
Trong kinh doanh, đặt cây quất ở văn phòng hoặc cửa hàng sẽ đem lại cát khí lớn lao, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc. Cây quất còn là biểu tượng của sức khoẻ, bình an trường thọ và sự may mắn trong tình duyên.
Cây xuân:
Cây xuân có sức sống rất lâu, dân gian thường gọi là “vua của các loài cây”, có nơi rất thịnh hành phong tục trồng cây xuân. Theo truyền thuyết thì trong đêm Trừ tịch (đêm giao thừa) thì trẻ con sẽ sờ vào cây xuân rồi đi vòng quanh cây xuân mấy vòng với hy vọng sẽ chóng lớn.
Cây hòe:
Được gọi là cây “lộc”, là một trong ba loại cây được người xưa coi trọng nhất. Họ luôn coi đó là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Theo điển tích Trung Hoa, ở trước Triều môn mà trồng 3 cây hòe là tượng trưng cho chức Tam Công trong triều đình, vì thế nhân gian thường hay trồng hòe trước cửa nhà với ước mong con cái thành danh sau này. Nếu trồng hòe phía sau nhà thì lại bị coi như bế tắc công danh.
Cây cọ:
Trong phong thủy thì cây cọ có tác dụng sinh tài, giữ của. Vì thế, rất nhiều gia đình đã trồng những cây cọ cảnh bên hiên nhà hoặc ở lối đi vào nhà vừa tạo bóng mát vừa mong muốn ăn nên làm ra.
Cây đào:
Được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ, do đó khi đón năm mới mọi nhà hay trồng đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Ở Trung Quốc, hoa đào còn là biểu tượng cho lễ cưới
Những ai độc thân nếu treo một bức tranh cây đào có quả trong phòng riêng thì người đó sẽ may mắn trong đường tình duyên. Cũng có thể đặt một bức tượng hình cây đào ở hướng Tây Nam để có vận may trong tình duyên.
Cây trúc:
Cây trúc ngụ ý trời đất trường xuân, trời đất dài rộng. “Trúc” gần âm với “chúc” có ý chỉ chúc phúc tốt đẹp. Theo phong thủy Trung Quốc thường cho rằng, trước và sau nhà có trúc là đem lại tốt lành cho cả gia đình. Loại cây này tượng trưng cho sự mảnh mai, thanh nhã, rất thích hợp với nhiều không gian và phong cách thiết kế khác nhau.
Cây tre:
Cây tre cũng mang rất nhiều ý nghĩa biểu tượng. Cây tre là biểu tượng của tuổi thọ bởi luôn xanh tươi quanh năm trong bất cứ thời tiết nào và vẫn có thể phát triển trong những điều kiện rất khó khăn. Treo một bức tranh vẽ theo lối truyền thống hình dáng cây tre lá xanh tươi trong phòng học hay văn phòng có thể gặp may mắn về việc học hành và công việc kinh doanh.
Cây bách:
Có ý chỉ đức độ. Trong quan niệm dân gian, đồng âm với “bách” là “bách” (100) là số cao nhất, nhiều và toàn vẹn, có ý chỉ đại cát.
Theo phong thủy , cây bách còn là loại cây mang lại sự trường tồn, cuộc sống dài lâu. Vì vậy, loại cây này rất thích hợp để làm quà biếu tặng cho những người lớn tuổi.
Cây quế:
Còn gọi là cây mộc (không phải cây hoa Mộc), hoa quế thường nở vào dịp hè. Phong thuỷ quan niệm, hoa quế là cây tốt lành, nếu trồng cây quế trong nhà sẽ có đường làm quan phát tài, vinh hoa phú quý.
Cây ngô đồng:
Được coi là “cây linh”, có khả năng ứng nghiệm. Truyền thuyết cho rằng cây ngô đồng có thể hấp dẫn loài phượng hoàng đến ở, là con vật thần kỳ khác lạ. Vì vậy khi trồng cây ngô đồng trước sân nhà sẽ mang lại bình yên, may mắn tốt lành cho gia chủ.
Thạch lựu:
Trong phong tục tập quán, cây thạch lựu được xem là “thạch lựu bách tử”, là tượng trưng của “đa tử đa phúc” (nhiều con nhiều phúc). Trên thực tế hoa và quả thạch lựu màu đỏ như lửa, quả lại có thể giải khát chống say, có giá trị thẩm mỹ và giá trị sử dụng, vì vậy trở thành cây được trồng trong vườn của nhiều nhà. Không chỉ trong phong thuỷ mà ở dân gian, các gia đình đều trồng những cây lựu trước nhà bởi họ tin rằng, cây lựu luôn đem đến điềm may và tin tốt lành cho gia chủ.
Hồ lô:
Trong phong thủy quan niệm, cây hồ lô là loài thực vật có thể xua đuổi phiền muộn; cổ nhân thường dùng những đồ đựng hình dáng “bảo hồ lô” có thể ngăn chặn được sự nhiễm các loại sóng và bức xạ.
Hồ lô là vật khí không thể thiếu để hoá giải hung khí và tăng cường sức khoẻ. Dùng quả hồ lô treo bên cạnh giường ngủ hoặc trong phòng ngủ sẽ mang lại bình yên và sức khoẻ cho gia chủ, tránh được rất nhiều bệnh tật. Nó còn là công cụ giúp tình cảm vợ chồng thêm đằm thắm. Quả hồ lô đặc biệt thích hợp dùng cho nhà có trẻ nhỏ hay quấy khóc, hãy treo nó bên cạnh chiếc nôi của trẻ, sẽ tránh được đau bệnh và tật khóc dạ đề cho trẻ. Hồ lô cũng là quà tặng đầy ý nghĩa cho những gia đình có người ốm đau hoặc có người già với hy vọng mang lại sức khoẻ và trường thọ.
Trúc hạnh vận:
Còn gọi là trúc phú quý, người ta thường trồng một bồn trúc hạnh vận và chăm sóc bằng nước sạch sẽ giúp cho ngày càng cao lớn, có tác dụng thúc đẩy vận mệnh rất tốt đối với những người thi đại học hoặc thi cao hơn nữa.
Hoa mai:
Màu vàng của hoa mai thuộc hành Thổ trong Ngũ hành, theo quan điểm của người Việt, Thổ luôn nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng và phát triển. Mai đã từng được Trung Quốc coi là quốc hoa, ngày nay là Mẫu đơn.
Mai nở hoa lúc đông xuân giao mùa, “độc thiên hạ nhi xuân” nên còn có tên là “hoa báo xuân”. Do mọi người cho rằng năm cánh hoa của nó là năm thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình. Do đó, có bức tranh “mai khai ngũ phúc” cũng phù hợp với âm dương Ngũ hành: Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thể hiện mong muốn gia đình được may mắn, hạnh phúc trọn vẹn.
Hoa cát tường:
Hoa cát tường lại nhỏ bé xinh xắn, quanh năm xanh tốt, nó rất dễ sinh trưởng trong bùn lầy hay trong nước, tượng trưng cho “cát tường như ý”.
Linh chi:
Cây linh chi là biểu tượng cho sự trường thọ. Trong những bức tranh tốt lành thường thấy miệng con hươu hay mỏ con hạc ngậm cành linh chi. Những bức tranh đó thường được dùng làm lễ vật chúc thọ và mang lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Hoa sen:
Sau khi nhà Đường tôn Phật giáo thành quốc giáo, hoa sen được mọi người rất tôn kính. Quê hương Phật tổ Thích ca Mâu ni trồng rất nhiều sen, vì vậy Phật môn thường tự ví mình với hoa sen.
Ở Trung Quốc, hoa sen được tôn sùng tượng trưng cho quân tử. Khi trồng sen trong vườn hoặc cắm hoa sen trong nhà sẽ làm cho không khí gia đình thoải mái hơn, êm ấm hơn.
Mẫu đơn:
Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng và phồn vinh. Nó còn gọi được là “vua hoa” hay “hoa phú quý”. Mẫu đơn có màu đẹp và ngụ ý cát tường. Do đó, khi làm vườn thường được kết hợp với đá thọ tạo thành “trường mệnh phú quý”, cùng hoa trường xuân kết hợp thành “phú quý trường xuân”. Mọi người thường trồng hoa mẫu đơn trong nhà với mong muốn gia đình luôn thịnh vượng, hạnh phúc và có nhiều con cháu.
Cây hoa hồng:
Hoa giữ được lâu, còn có tên là nguyệt nguyệt hồng. Vì hoa nở bốn mùa nên dân gian coi là điều tốt, chỉ bốn mùa bình an. Hoa hồng và thiên trúc kết hợp có ý chỉ “tứ quý trường xuân”.
Cây nho:
Dây nho quấn quýt đan xen vào nhau, tượng trưng cho sự hòa hợp.
Nho thường trồng thành giàn. Vào mùa hè, giàn nho cho cảm giác đặc biệt mát mẻ, thoải mái. Nho tượng trưng cho cuộc đời gắn bó, hạnh phúc.
Hải đường:
Theo phong thủy dân gian quan niệm, khi hoa hải đường nở sẽ mang lại phú quý cho gia đình.
Loài hoa còn tượng trưng cho anh em hòa hợp, cuộc sống vui vầy.
(Theo: Lục Bảo)
09:00 24/07/2013 Có nên lát đá cả sân vườn?
10:23 22/03/2013 Cây xanh cho phòng ăn
10:09 11/03/2013 Giảm xung hại nhờ cây và mặt nước
10:46 06/02/2013 Cách chọn quất cảnh ngày tết theo phong thủy
08:59 25/01/2013 Thiết kế sân vườn và 9 lưu ý về mặt phong thủy
16:49 03/11/2012 Mẹo khắc phục sân vườn thiếu phong thủy
10:22 01/11/2012 Cây xanh và mặt nước trong sân vườn
15:00 29/10/2012 Bố trí sân vườn theo phong thủy
15:19 16/10/2012 Ngũ hành trong sân vườn
10:30 16/10/2012 Phong thủy cho ngoại thất
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+