Đó là những công trình thân thiện môi trường và tối ưu hóa các tính năng về năng lượng cũng như bảo vệ môi trường.
Với sự tính toán về mặt toán học và nghiên cứu về cấu trúc tự nhiên một cách cực kì phức tạp, các KTS và kỹ sư nổi tiếng đã xây dựng nên những công trình đáng kinh ngạc sau đây…
1. Tòa nhà Anti-Smog (Pháp)
Tòa nhà Anti-Smog được thiết kể bởi kỹ sư tài năng Vincent Callebaut. Callebaut đã miêu tả công trình của mình như là một tòa nhà ăn khói bụi độc hại từ tình trạng giao thông kinh khủng của Paris bằng việc hấp thụ và tái chế khí thải. Bên cạnh đó, tòa nhà Anti-Smog còn khai thác nước mưa từ các vùng xanh trên mái nhà nhằm sử dụng cho toàn bộ tòa nhà.
2. Tòa nhà Ascent (Mỹ)
ở gần cầu Roebling, bang Cincinnati, Mỹ, được xây dựng bởi kiến trúc sư Daniel Libeskind. Phần mái nhà hình trăng lưỡi liềm lấy ý tưởng từ thiên nhiên, và cũng giúp cho những vị khách tham quan tòa nhà có tầm nhìn rộng tới toàn cảnh thành phố.Kiến trúc phỏng sinh học được đánh giá là tương lai của ngành kiến trúc trong những thế kỷ tới, tiến một bước gần hơn đến với Thế Giới Tự Nhiên. công trìnhNhững
3. Ark of the World (Costa Rica)
4. Toà nhà Bionic Tower (Trung Quốc)
Tòa nhà được thiết kế bởi các kiến trúc sư Tây Ban Nha và được bắt đầu xây dựng từ năm 1997. Nhưng phải tới năm 2010, tòa nhà mới được hoàn thành. Tòa nhà có chiều cao 1.228 mét và có giá lên đến 14,4 tỷ đôla. Trên thực tế, tòa tháp này là một thành phố đứng thẳng - một thành phố sinh thái.
5. Tòa City Hall (Anh)
Tòa nhà được thiết kế bởi công ty của Norman Foster – người tin rằng: “thế giới có thể thay đổi bằng cách thay đổi thiết kế nơi mà chúng ta sống“. Tòa nhà được thiết kế nằm cạnh sông Thames, thuộc khu Southwark của London. Foster coi nó như một viên ngọc treo bên cạnh dòng sông của thành phố. Mục đích chính khi xây dựng tòa nhà là không gây ô nhiễm môi trường, bằng các loại vật liệu bền vững.
6. National Space Centre - Trung tâm không gian quốc gia (Anh)
Trung tâm không gian quốc gia của Anh, được thiết kế bởi kiến trúc sư Nicholas Grimshaw, là một trong những công trình kiến trúc phỏng sinh học đầu tiên được xây dựng trên thế giới.
Nó được thiết kế chủ yếu với loại thép nhẹ, bao gồm một tòa tháp tên lửa nhằm phục vụ cho mục đích chinh phục không gian. Cách thiết kế giúp cho tòa nhà sử dụng nguyên vật liệu ít nhất để tạo nên một tòa nhà bề thế và vững chắc.
7. Tòa nhà Turning Torso (Thụy Điển)
Là tòa nhà cao nhất ở xứ Scandinavia, Turning Torso, được thiết kế bởi kiến trúc sư Santiango Calatrava. Với tổng diện tích xây dựng 12.150m2, Turning Torso được chia thành 9 khối nhà hình ngũ giác, mỗi khối gồm 5 tầng xếp chồng lên nhau. Các khối nhà đều có diện tích bằng nhau nhưng mỗi tầng lại được sắp đặt lệch nhau một góc 1,6 độ xoay theo chiều kim đồng hồ. Với tổng cộng 54 tầng, toàn bộ tòa nhà “tự vặn thân mình” được một góc 90 độ tính từ mặt đất lên đến đỉnh tháp.
Đây cũng được coi là biểu tượng của thành phố Malmö. Ban đầu, thiết kế của ông bị chỉ trích dữ dội về tính thực tế, cũng như tuổi thọ công trình , nhưng giờ đây, khi công trình được xây dựng thành công, mọi người chỉ còn biết trầm trồ khen ngợi.
8. Tòa nhà Selfridges Building
Selfridges được xây dựng bởi kiến trúc sư Jan Kaplicky. Hoàn thành vào năm 2003, tòa nhà vẫn luôn giữ vị trí số 1 cho kiến trúc về nhà mô phỏng sinh học.
Công trình thoạt nhìn trông thật lạ lùng với dáng dấp của “một sinh vật dị thường ngoài hành tinh” và một lớp vỏ gồm 15.000 chiếc đĩa nhôm bao bọc. Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, bề ngoài này biến sắc từng phút phản ảnh sự thay đổi thời tiết, ánh sáng hay thậm chí là màu sắc và hình dạng trang phục của khách bộ hành đi ngang qua. Những chiếc đĩa cũng như những tấm kính lồi, biến hóa đầy sinh khí và sống động.
9. Sân bay quốc tế Denver (Mỹ)
Là sân bay rộng nhất nước Mỹ và đứng thứ hai trên thế giới sau sân bay quốc tế King Fahd, sân bay quốc tế Denver tọa lạc ở Tây Bắc Denver, Colorado. Kiểu mái vòm của sân bay được phỏng theo vẻ đẹp của dãy núi Rocky, nơi tạc tượng các tổng thống Mỹ.
10. Tòa nhà Urban Cactus (Hà Lan)
Tòa nhà bao gồm 19 tầng, với kiểu dáng được thiết kế hoàn toàn không theo một quy luật nào trước đây. Những không gian trong công trình sẽ đón nhận nhiều nhất ánh sáng mặt trời tự nhiên. Kiến trúc phỏng sinh học này có hình dáng như một cụm xương rồng.
11. Tòa Jumptown (Mỹ)
Tòa nhà Jumptown được xây dựng nhằm mục đích để trở thành tòa nhà xanh ở thành phố Oregon. Các tính năng thân thiện với môi trường của thiết kế này bao gồm năng sử dụng lượng mặt trời, tái chế nước thải và nước mưa, sử dụng vật liệu bền vững. Thiết kế nổi bật của Jumptown là khu vườn độc đáo có điểm xuất phát từ đỉnh tòa nhà chạy dọc xuống như một thác nước xanh.
12.Thiết kế Treescraper Tower
Treescraper được thiết kế bởi kiến trúc sư hàng đầu của William McDonough. Tòa nhà chọc trời đã được thiết kế một cách bắt chước sự tăng trưởng và thay đổi của một cái cây. Nước mưa và nước thải được tái chế một cách tương tự theo cơ chế của một cái cây.
Theo TTVN/Environmentalgraffiti
10:24 30/10/2013 Vì một nền kiến trúc xanh, hiện đại, đậm bản sắc dân tộc
10:46 26/08/2013 Lớp vỏ “xanh” cho công trình xanh
10:19 05/08/2013 Thiết kế khu vườn của riêng bạn
09:48 12/03/2013 Không gian xanh trên sân thượng
16:37 21/02/2013 The New York Times nói về ngôi nhà xanh tại Việt Nam
15:43 23/01/2013 Ngắm kiến trúc tuyệt diệu của công viên Taekwondo
11:40 05/01/2013 Điểm nhấn xanh
11:15 23/11/2012 Những kiến trúc nhà hang sinh thái
08:37 21/11/2012 Mô hình nhà sinh thái “Para – eco”
11:07 23/11/2012 Xứ sở thần tiên ở New Zealand
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+