Nhà hàng Greenville sử dụng tre cho toàn bộ kết cấu công trình cũng như là lớp vỏ bọc bên ngoài. Nhưng loại tre nào thích hợp và nó sẽ trông như thế nào khi được sử dụng cho toàn bộ công trình? Dựa trên công năng cơ bản cần phải có của công trình là sự bảo vệ: bảo vệ người sử dụng khỏi ánh nắng mặt trời, gió, mưa ... Như vậy, nó cũng có chức năng tương tự như một cái ô vậy. Nhà hàng Greenville tọa lạc tại Tanjung Duren Utara, thành phố Jakarta, Indonesia do công ty kiến trúc DSA+s thiết kế đã hoàn thành gần đây trong năm 2010. Công trình có diện tích rộng 148 m2 này được bố trí trên khu đất rộng 648.7m2. Các kiến trúc sư tham gia công trình này bao gồm Suwardana Winata, Susan Soetanto, và Robby Soetanto.
Chủ của nhà hàng Greenville này mong muốn có được một không gian nhà hàng ngoài trời cho hệ thống nhà hàng mỳ Nhật Bản Ichibanya của mình. Tuy nhiên, người chủ nhận ra rằng mong muốn như vậy có vẻ không thực tế, và đồng thời để tránh tổn thất quá nhiều chi phí, ông đã mời công ty kiến trúc DSA+s để thiết kế nhà hàng ngoài trời và tạm thời này với hy vọng nó sẽ dễ dàng được xây dựng/lắp ráp và đồng thời dễ dàng trong việc tháo rời. Các yêu cầu trên đã trực tiếp tạo nguồn cảm hứng cho nhóm thiết kế với việc sử dụng vật liệu tre làm vật liệu chính cho toàn bộ nhà hàng.
Nhà hàng Greenville sử dụng tre cho toàn bộ kết cấu công trình cũng như là lớp vỏ bọc bên ngoài. Nhưng loại tre nào thích hợp và nó sẽ trông như thế nào khi được sử dụng cho toàn bộ công trình? Dựa trên công năng cơ bản cần phải có của công trình là sự bảo vệ: bảo vệ người sử dụng khỏi ánh nắng mặt trời, gió, mưa ... Như vậy, nó cũng có chức năng tương tự như một cái ô vậy.
Hình dáng của nhà hàng về mặt cơ bản có cảm hứng từ cái ô. Nhưng nhóm thiết kế có mong muốn hình thành một cái ô khổng lồ và bất thường so với những chuẩn thông thường khác. Hình dáng to lớn sẽ mang lại công năng như một không gian để tạm nương thân. Một nhóm gồm các không gian như vậy kết hợp với nhau hình thành nên công trình, với hy vọng sẽ bảo vệ cho khách nhà hàng khỏi ánh nắng mặt trời, gió và mưa. Các kiến trúc sư đã tạo thành nên một cái ô bằng tre khổng lồ với các kích thước khác nhau (theo chiều rộng và chiều cao) để sắp đặt cái ô khổng lồ này theo cách mà từng ô nhỏ hơn có thể che một phần các ô khác để hình thành nên một mái che lớn cho toàn bộ công trình.
Kết cấu của công trình được thắt chặt với nhau bằng một dây thừng gọi là "ijuk". Mỗi mái được chịu lực bởi bốn cột bằng tre, được cột chặt lại với nhau với dầm ngang, cũng làm bằng tre, để hình thành nên một cột tre lớn. Những cây cột này đứng trên nền ximăng được xây cao trên nền đất để tránh nước. Các kiến trúc sư cũng tạo nên một mái rộng và cao cho phép gió thổi tự nhiên xuyên suốt thông qua toàn bộ nhà hàng. Phần che phía trên cũng được làm bằng tre bằng cách kết nối các hệ thống kết cấu tre lại với nhau. Hệ thống này được sử dụng nhằm tránh nước mưa nhỏ giọt xuống, và bảo vệ tre khỏi các vết nứt vốn thường xảy ra khi tre bị ánh nắng chiếu trực tiếp.
KTS Vũ Linh Quang (biên dịch từ ArchDaily)
|
10:24 30/10/2013 Vì một nền kiến trúc xanh, hiện đại, đậm bản sắc dân tộc
10:46 26/08/2013 Lớp vỏ “xanh” cho công trình xanh
10:19 05/08/2013 Thiết kế khu vườn của riêng bạn
09:48 12/03/2013 Không gian xanh trên sân thượng
16:37 21/02/2013 The New York Times nói về ngôi nhà xanh tại Việt Nam
15:43 23/01/2013 Ngắm kiến trúc tuyệt diệu của công viên Taekwondo
11:40 05/01/2013 Điểm nhấn xanh
11:15 23/11/2012 Những kiến trúc nhà hang sinh thái
08:37 21/11/2012 Mô hình nhà sinh thái “Para – eco”
11:07 23/11/2012 Xứ sở thần tiên ở New Zealand
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+