Đưa vài cây xanh và trong nội thất, có một mảnh vườn nho nhỏ trước hiên nhà...thế đã đủ để chủ nhà tự hào mình đang sở hữu một căn nhà Sinh thái?
Mọi chuyện không đơn giản như thế khi ta hiểu một cách sâu sắc về ý nghĩa của từ "sinh thái". Xây dựng nhà ở sinh thái không chỉ phụ thuộc vào các giải pháp kiến trúc và kỹ thuật cho ngôi nhà, mà còn tuân thủ theo một số yêu cầu khác.
Yếu tố đầu tiên tất nhiên là cần mở tối đa với thiên nhiên.
Sử dụng đất hết sức tiết kiệm, bằng mọi cách giữ lại nhiều đất không bị chiếm cứ bởi xây dựng. Hay nói cách khác, hãy để đất thở.
Không gian của ngôi nhà phải là không gian thống nhất, không bị xé vụn, tránh những diện tích thiếu ánh sáng tự nhiên và không khí ít lưu thông.
Sử dụng nhiều các vật liệu có xuất xứ tự nhiên, đặc biệt vật liệu địa phương, vật liệu có khả năng thở.
Kéo gần trời đất và thiên nhiên vào nhà bằng việc thiết kế hợp lý ban công, hàng hiên, mái che, bố trí cây xanh ở mọi nơi có thể, biến mái nhà thành vườn cây cỏ, khu nước...
Tận dụng tối đa gió tự nhiên, kích thích sự lưu thông của không khí, tăng cường sử dụng ánh sáng tự nhiên.
Hạn chế bằng mọi cách việc sử dụng các phương tiện và thiết bị tạo tiện nghi khí hậu và tiện nghi sống nhân tạo. Những tiện nghi này vừa tiêu tốn điện năng, vừa làm cho con người giảm sự thích ứng với thiên nhiên.
Ưu tiên tối đa cho việc sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, như năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Vẻ dân giã, hoang sơ
Ngoài chức năng điều hòa khí hậu, nhà sinh thái (và đặc biệt là mảng sân vườn) còn mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao, giảm bớt sự khô cứng cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, hệ thống cây xanh làm giảm bớt sự hấp thụ nhiệt, giúp bạn cảm thấy giảm cảm giác khó chịu trong những ngày hè oi ả. Sự kết hợp hài hòa giữa việc trồng cây xanh trong khu vực này có thể sử dụng cả những loại cây có hoa hoặc có mùi thơm nhẹ nhàng hay những loại cây leo nhằm mang lại sự hứng khởi, mềm mại, quyến rũ cho không gian sống hoặc làm việc trong nhà.
Những vật liệu tự nhiên
Hồ nước hay bể cá, non bộ trước nhà còn là điểm tụ thủy và tiểu cảnh rất được ưa dùng trong nhà ở sân vườn. Khi sắp xếp cây bon sai non bộ, cần tuân thủ theo các thế truyền thống (Tam Đa, Tứ linh, Ngũ hành, Phụ Tử...) vì đây là biểu tượng vũ trụ quan thu nhỏ của triết học Đông Phương, chứ không đơn thuần là trang trí. Nước trong non bộ nên là nước động để kích hoạt nguồn khí, có thể chảy róc rách, thác đổ hay bể tràn tùy theo đặc tính, chủ đề non bộ hoặc tính cách gia chủ. Hơn nữa, nếu trong hồ có thêm cá màu sắc sặc sỡ để vừa làm đẹp hồ, vừa tránh muỗi.
Theo Archi
11:33 27/02/2014 Lối nhỏ trong vườn
10:39 14/02/2014 10 mẫu thiết kế sân vườn đẹp kiểu Nhật
09:14 09/01/2014 Vườn xanh trên tầng cao
09:43 03/01/2014 Các phong cách thiết kế sân vườn nhiều người ưa thích
09:52 30/10/2013 Sân vườn hiện đại nhưng đầy tính riêng tư
14:45 04/03/2013 Ngoại thất sân vườn trong nhà hiện đại
11:33 28/02/2013 Những góc vườn nhỏ mà xinh
14:33 27/02/2013 Vườn địa đàng Philadelphia
10:55 26/02/2013 Những khu vườn hấp dẫn nhất thế giới (P2)
16:23 21/02/2013 Khám phá vẻ đẹp của những khu vườn Nhật
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+