Cùng với các loại cây ăn trái khác, vú sữa bơ hồng cũng có thể được xem là loại cây có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Để cải thiện cuộc sống gia đình nông dân Trịnh Văn Âu ấp Lân Đông, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách đã mạnh dạng chuyển đổi 4000 mét vuông diện tích đất trồng sầu riêng kém hiệu quả sang trồng chuyên canh cây vú sữa bơ hồng.
Trước khi đến với mô hình trồng cây vú sữa bơ hồng, nông dân Trịnh Văn Âu cũng đã có nhiều năm gắn bó với các loại cây ăn trái khác từ vườn bưởi da xanh đến trồng cây cam quýt và chuyên canh sầu riêng, nhưng tất cả đều cho năng suất và hiệu quả không cao do không thích hợp với vùng đất bưng, ẩm thấp. Qua tìm tòi nghiên cứu ông đã tìm đến với giống vú sữa bơ hồng và đã thành công trên loại cây ăn trái này.
Vườn vú sữa bơ hồng của ông Trịnh Văn Âu được trồng cách đây gần 3 năm, cây cho 2 vụ trái, mỗi vụ thu hoạch gần 2 tấn, hiện nay cây đang bước vào vụ thu họach, giá bán dao động từ 12-15 ngàn đồng/ký. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông Âu còn lãi hơn 20 triệu đồng.
Ông Âu cho biết: “Vú sữa bơ hồng là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc cây phát triển khá nhanh cho trái sớm và ít bị sâu bệnh, cây trồng khoảng 1,5 năm tuổi cho trái chiến, đến khi cây được 2,5 năm tuổi là bắt đầu cho trái ổn định, trung bình một cây 2,5 năm tuổi cho khoảng 100 trái, nếu chăm sóc tốt trái đạt trọng lượng khá lớn khoảng 3-4 trái/kg”.
Vú sữa bơ hồng phát triển nhanh và cho trái ăn khá ngon, khi chín vỏ trái chuyển sang màu ửng hồng, tỉ lệ thịt trong trái lúc chín gần 100%, thịt không nhão, có vị ngọt thanh.
Thấy được ưu điểm này, ông Trịnh Văn Âu quyết định nhân rộng mô hình với 250 gốc vú sữa đầu tiên được mua từ xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, đến nay ông đã nhân lên 450 gốc phủ đầy trên diện tích 4 ngàn mét vuông. Trong đó cây lớn nhất gần 3 năm tuổi và cây nhỏ nhất được hơn 1 năm tuổi.
Trong đó ông dùng một số cây để bán trái và đa phần dùng cây để tháp cành bán nhánh. Mỗi năm bán khoảng 30-50 ngàn nhánh, trừ đi chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng, đây có thể được xem là nguồn thu nhập chính của gia đình.
Chia sẽ kinh nghiệm tháp cành vú sữa bơ hồng, ông Âu nói: “Trước khi tháp tôi mua hột vú sữa về ươm khoảng 5 tháng, khi cây lớn bằng đầu đủa tôi mang chúng tháp vào cây bố mẹ, treo trong thời gian 1 tháng 25 ngày khi cây ra rễ, cắt xuống thay vào bầu lớn, để trong mát khoảng 20 ngày là có thể bán cho khách hàng. Riêng đối với cây bố mẹ cần được chăm sóc cho cây sung tốt, có đủ chất dinh dưỡng, trước khi tháp cành khoảng nữa tháng dùng phân DAP 18-46-0 hoặc 30-30-0 rãi cho cây (nhằm mục đích lấy đọt), với trọng lượng khoảng 200g/cây, chỉ rãi một lần”.
Vú sữa bơ hồng không chỉ cho trái sai mà nó còn có ưu điểm là ít bị sâu bệnh, chỉ có sâu đục thân cây và đục trái. Để phòng ngừa loài sâu này, theo kinh nghiệm của ông Âu, cách duy nhất là nên mua thuốc trừ sâu về xịt cho cây vào thời điểm đầu mùa mưa khoảng tháng 3,4 khi cây ra đọt non và xịt ngừa trái khi trái được bằng tay út.
Vú sữa bơ hồng tuy chưa có tiềm năng xuất khẩu nhưng thị trường tiêu thụ nội địa khá mạnh. Cây cho năng suất và hiệu quả cao giúp cho nông dân vươn lên làm giàu trong đó có gia đình ông Trịnh Văn Âu, mô hình cần được giới thiệu để bà con tham quan học hỏi và nhân rộng./.
Trúc Ly
11:36 23/01/2014 Đẹp kinh ngạc vườn hoa "tình yêu vĩnh cửu" ở Nhật Bản
10:00 03/01/2014 Những gam màu rực rỡ tại Festival hoa Đà Lạt 2013
10:11 30/10/2013 Lung linh lễ hội hoa Đà Lạt 2013
10:39 25/09/2013 Tử la lan một tình yêu
10:47 16/09/2013 Một vụ hoa mới
10:22 12/08/2013 Hoya fratern
08:27 05/08/2013 Thiên Sơn Tuyết Liên hoa
10:47 24/07/2013 Mùa Dừa cạn rủ đầu tiên (6/2012)
15:11 10/07/2013 Hành trình sưu tầm Tử Linh Lan
10:10 09/07/2013 Hoa chuông Million Bells - vì sao phải trả lại tên cho Em ?
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+