Cây Sấu mọc ở khoảng đất trống giáp khe núi đá và núi đất phía Đông bản Nà Sác, cách đường cái hiện nay đi đến cửa khẩu Sóc Giang Việt Nam khoảng 100m, trước đây cư dân ở bản Nà Sác thưa thớt đường cái đi đến cửa khẩu men theo chân núi bản Nà Sác (có ảnh tư liệu lịch sử ảnh Pháp chụp còn ghi lại).
Nhiều cụ già trong bản và ông Hà Văn Hàm 72 tuổi kể lại từ thời ông nội ông Hàm đã theo ông đến chân núi nơi có cây Sấu để chăn trâu, hồi bấy giờ cây Sấu đã lớn lắm rồi nhiều cụ cao niên sống tại khu vực cũng đều kể như vậy, cây Sấu đã tồn tại và phát triển ít nhất cũng phải từ 8- 9 đời người chu vi thân cây từ cách mặt đất lên 1,3m đo được 9,5m tính ra đường kính là 3,13m, chiều cao của cây 38m cây mọc trên một khu đất tốt hứng được những chất mầu do những cơn mưa nguồn đổ về nên hiện nay cây vẫn tươi tốt, hàng năm vẫn sai quả. Thời kỳ Hợp tác xã năm 1961dân trong bản đã cưa một cành Sấu quãng độ 40cm về làm mõ trâu đồng bào cho rằng gỗ cây Sấu làm mõ thay tiếng kẻng đồng bào cho rằng gỗ cây Sấu vừa nhẹ, vang không vỡ, không mọt cành cây cưa đến nay vẫn còn vết tích.
Về giá trị lịch sử, văn hóa là cây Sấu to và lâu đời ở khu vực cửa khẩu Sóc Giang huyện Hà Quảng, cách cây Sấu độ 2 km đi theo hướng Tây nam qua đường cái vượt qua suối Sóc Giang dòng suối bắt nguồn từ cửa khẩu Bình Mãng Trung Quốc có ngôi đền thờ Nùng Chí Cao vị tướng tài ba người dân tộc Tày Cao Bằng được nhà Lý phong chức Thái Bảo (một trong ba chưc quan lớn nhất nhà Lý thế kỷ thứ XI). Vị trí đền thờ Nùng Chí Cao ở bản Co Phường xã Sóc Hà đã được xếp hạng di tích Văn hóa lịch sử cấp tỉnh năm 2011. Lịch sử nước ta thế kỷ XI đã ghi lại quân sỹ Nùng Chí Cao chiến đấu oanh liệt chống phong kiến phương Bắc được nhân dân vùng biên giới 2 nước ủng hộ, quân Nùng Chí Cao đã từng chiếm giữ vùng Lưỡng Quảng (Quảng Đông - Quảng Tây Trung Quốc) một thời gian. Hiện nay nhiều khu vực cửa ải vùng biên giới vùng Cao Bằng đều có những trạm gác binh sỹ Nùng Chí Cao. Cách cây Sấu cổ thụ độ 30m sâu vào địa phận nước Việt Nam hiện nay là khu đất công khá rộng của dân bản Nà Sác, hiện tại nhân dân đã xây dựng nhà Văn hóa để làm nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa của cả bản, trước nhà văn hóa là ngôi miếu thờ nhỏ nhân dân trong bản vẫn gọi là Miếu thờ trạm gác binh sỹ thời Nùng Chí Cao thế kỷ thứ XI. Như vậy có thể giữa trạm gác của binh sỹ Nùng Chí Cao và cây Sấu cổ thụ tại Nà Sác có mối liên hệ về thời gian lịch sử chăng? Đây là một câu hỏi được đặt ra cho các nhà khoa học nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ hơn nữa về cây Sấu cổ thụ Sóc Giang. Nếu mối liên hệ thời kỳ lịch sử giữa trạm gác binh sỹ Nùng Chí Cao ở vùng cửa khẩu Sóc Giang với cây Sấu cổ thụ có cùng thời điểm thì cây Sấu này có thời gian lâu hơn nhiều.
Về hướng Tây Bắc sát với cây Sấu cổ thụ là dẫy núi đá có độ cao khoảng 100m, cách gốc cây Sấu cổ thụ hơn 6m là mốc 651. Việc tôn vinh cây Sấu cổ thụ cửa khẩu Sóc Giang là cây Di sản Việt Nam có nhiều ý nghĩa quan trọng nâng cao nhận thức cho cộng đồng các dân tộc vùng biên giới về trách nhiệm của người dân trong việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng nói chung và việc bảo vệ giữ gìn cây cổ thụ nói riêng nhằm tăng thêm cảnh quan môi trường sinh thái khu vưc cửa khẩu của địa phương. Cây cổ thụ cũng là những nhân chứng lịch sử trường tồn với thời gian chứng kiến nhiều sự kiện thăng trầm của quốc gia - địa phương nơi có những cây cổ thụ đang tồn tại, phát triển. Bảo vệ tôn vinh cây Sấu cổ thụ ở cửa khẩu Sóc Giang là cây di sản quốc gia chính là góp phần quan trọng khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia qua các thời kỳ lịch sử, bảo vệ chăm sóc cây cổ thụ ở vùng biên giới là trách nhiệm của mọi người dân Việt Nam trong thời kỳ hộ nhập và phát triển.
Sau hai cây Nghiến ở Pác Bó và xã Kim Loan huyện Hạ Lang được công nhận là cây Di sản Việt Nam, ngày 3/10/2012 trước sự chứng kiến của đông đảo các nhà khoa học thuộc TW Hội BVTN&MT Việt Nam, UBND xã Sóc Hà phối hợp với Hội BVTN&MT Cao Bằng đã tổ chức trọng thể Lễ công nhận cây Sấu cổ thụ bản Nà Sác xã Sóc Hà huyện Hà Quảng là cây di sản thứ 3 của tỉnh Cao Bằng.