Kiến trúc nhà kiểu Nhật có một không gian rất đặc biệt gọi là “góc En”. Đây là khoảng nối giữa các phòng Tatami và ngoại cảnh. Các “góc En” này được thiết kế để điều chỉnh hướng gió thổi từ bên ngoài vào. Tại đó, chỉ cần đẩy nhẹ các cánh cửa trượt, khung cửa mở hết cỡ ra cảnh quan khoáng đạt phía trước không bị bất kỳ một cản trở thị giác nào ngoài những cột rất mảnh của khung cửa. Ngồi tại nơi đây, cảm nhận sự thay đổi của bốn mùa, thưởng thức một tách trà do chính tay chủ nhân ngôi nhà pha chế, mở rộng cửa để ngắm nhìn và suy ngẫm trong tĩnh lặng, khi đó bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn.
Ông Makoto Kataoka là một kiến trúc sư Nhật với những nghiên cứu về cảnh quan và kiến trúc truyền thống Nhật Bản sẽ chia sẻ với bạn đọc Tạp chí Khoảng trời mơ ước về các yếu tố cơ bản làm nền tảng cho các thiết kế cảnh quan đặc trưng của Nhật Bản.
Giờ hãy xem xét các yếu tố kỹ thuật của phương pháp thiết kế cảnh quan
“vườn non bộ”, một thủ pháp phản ánh rõ nét tinh thần Nhật Bản truyền thống. Trong phương thức này sỏi trắng và một vài tảng đá tự nhiên sẽ được đặt vào trong cùng một không gian. Điểm thu hút của cảnh quan này chính là độ cân bằng và sự tương phản của chúng nhằm khắc họa rõ nét hơn ý tưởng của nhà thiết kế. Sự giới hạn vật liệu trong cách thể hiện đòi hỏi người xem phải có óc tưởng tượng, sự nhạy cảm đủ độ để thấm được nó. Trong khi ngày nay, con người đã quen với truyện tranh thì sẽ không dễ thấy được cái hay của tiểu thuyết, sự nhạy cảm bị mất đi do lạm dụng các công nghệ truyền tải thông điệp hiện đại. Do đó, chúng ta cần thời gian để hồi phục sau đó mới có thể cảm được vẻ đẹp của “vườn non bộ” đặc trưng của Nhật Bản.
Dễ thấy là chỉ bằng nghệ thuật tạo hình đơn thuần thì không thể gây ấn tượng với những con người thuộc các nền văn hóa và các quốc gia khác nhau. Hơn thế nữa, các hình ảnh đơn sắc và sự giới hạn về chất liệu sẽ gây ra cảm giác nhàm chán cho người xem.
Cảnh vật xung quanh và những yếu tố tác động đến thị giác tại khu vườn được sắp đặt dựa trên mối liên hệ sâu sắc với kiến trúc Nhật Bản truyền thống. Bạn có thể cảm thấy tính “định hướng” trong cách bài trí này, ví dụ như đồ đạc và các tấm thảm được sắp đặt theo một trật tự nhất định với mục đích tạo hình. Trong sinh hoạt thường ngày, thay vì dùng ghế để ngồi, người Nhật ngồi hoặc quỳ gối trực tiếp trên sàn và chỉ dùng bàn để viết và đọc hay với sách trên kệ cao. Thức ăn thì được đặt trên các “Zen”, một loại khay có chân, có chức năng như một chiếc bàn. Những đồ vật truyền thống này có thể làm chân người Nhật bị ngắn hơn so với người dân các nước khác nhưng may mắn là trên thực tế chiều cao của người Nhật không bị ảnh hưởng nhiều.
Kiến trúc nhà kiểu Nhật có một không gian rất đặc biệt gọi là “góc En”. Đây là khoảng nối giữa các phòng Tatami và ngoại cảnh. Các “góc En” này được thiết kế để điều chỉnh hướng gió thổi từ bên ngoài vào. Tại đó, chỉ cần đẩy nhẹ các cánh cửa trượt, khung cửa mở hết cỡ ra cảnh quan khoáng đạt phía trước không bị bất kỳ một cản trở thị giác nào ngoài những cột rất mảnh của khung cửa. Ngồi tại nơi đây, cảm nhận sự thay đổi của bốn mùa, thưởng thức một tách trà do chính tay chủ nhân ngôi nhà pha chế, mở rộng cửa để ngắm nhìn và suy ngẫm trong tĩnh lặng, khi đó bạn sẽ cảm nhận được vẻ đẹp thật sự của khu vườn.
( Còn tiếp … )
11:33 27/02/2014 Lối nhỏ trong vườn
10:39 14/02/2014 10 mẫu thiết kế sân vườn đẹp kiểu Nhật
09:14 09/01/2014 Vườn xanh trên tầng cao
09:43 03/01/2014 Các phong cách thiết kế sân vườn nhiều người ưa thích
09:52 30/10/2013 Sân vườn hiện đại nhưng đầy tính riêng tư
14:45 04/03/2013 Ngoại thất sân vườn trong nhà hiện đại
11:33 28/02/2013 Những góc vườn nhỏ mà xinh
14:33 27/02/2013 Vườn địa đàng Philadelphia
10:55 26/02/2013 Những khu vườn hấp dẫn nhất thế giới (P2)
16:23 21/02/2013 Khám phá vẻ đẹp của những khu vườn Nhật
Công ty CP Kiến trúc cảnh quan sinh thái Tùng Lâm - 315 Âu Cơ - Tây Hồ - Hà Nội
Sản phẩm Cây cảnh, thác nước mini, hoa đá, Bon sai - Dịch vụ thiết kế sân vườn sinh thái - Cộng đồng Cây cảnh trên Google+